- Đối với chứng quyền mua, giá chứng quyền mua và giá cổ phiếu cơ sở có tương quan cùng chiều. Do vậy, tùy thuộc vào kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng tăng giá của cổ phiếu để lựa chọn cổ phiếu cơ sở của mã chứng quyền đó.
HSC có hệ thống tư vấn đầu tư cổ phiếu kết hợp cả phương pháp PTCB và PTKT hỗ trợ nhà đầu tư về thị trường cổ phiếu.
Nhà đầu tư lựa chọn khung thời gian đến ngày đáo hạn phù hợp dựa vào thời gian dự kiến nắm giữ chứng quyền.
Các chứng quyền có thời gian còn lại ngắn sẽ có rủi ro cao hơn, ngược lại thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì rủi ro sẽ càng thấp.
Và trên các công cụ phân tích của HSC Online
Đòn bẩy của chứng quyền được đo lường bằng hệ số đòn bẩy hiệu dụng - Effective Gearing. Với đòn bẩy hiệu dụng, chúng ta ước tính được lượng chứng quyền cần mua để có mức lợi nhuận / rủi ro nhận được tương ứng với số lượng cổ phiếu nhất định.
Hiệu ứng đòn bẩy có thể làm khuếch đại các khoản lãi / lỗ. Do đó, nhà đầu tư cần lựa chọn chứng quyền có mức độ rủi ro phù hợp dựa trên khẩu vị rủi ro.
Hệ số đòn bẩy đã được tính toán sẵn trên các công cụ của HSC để nhà đầu tư có thể tham khảo.
- Biến động hàm ý (Implied Volatility) : Thể hiện sự đánh giá (kỳ vọng) của thị trường về mức độ mà giá của chứng khoán cơ sở sẽ biến động trong vòng đời của chứng quyền có bảo đảm.
- Biến động hàm ý cho phép bạn so sánh giá tương đối của các chứng quyền với nhau.
- Cụ thể, một chứng quyền có độ biến động hàm ý thấp hơn là tương đối rẻ hơn các chứng quyền tương tự và ngược lại (trong trường hợp các yếu tố giá khác được giữ không đổi).
- Khi tất cả các hằng số khác không đổi, bạn thường sẽ chọn chứng quyền với độ biến động ngụ ý thấp nhất.