Cách xác định vùng đỉnh và đáy theo phân tích kỹ thuật

Ngày đăng: 09/01/2023 lượt xem

Xác định vùng đỉnh và đáy là một kỹ năng quan trọng trong đầu tư chứng khoán để tối đa hóa lợi nhuận. Cùng HSC tìm hiểu cách xác định vùng đỉnh và đáy, các dấu hiệu của cổ phiếu khi đi vào vùng đỉnh và vùng đáy.

Tín hiệu tạo đỉnh

Động lượng tăng trưởng giảm dần

Trong một xu hướng tăng khi chỉ số tiếp tục bứt phá qua khỏi đỉnh cũ để chinh phục đỉnh cao mới thì đòi hỏi yếu tố động lượng cũng phải tăng tương ứng như mức tăng của giá. Trong trường hợp giá vượt qua đỉnh cũ nhưng các chỉ báo động lượng thấp hơn đỉnh cũ thì đó là dấu hiệu báo hiệu rủi ro đảo chiều của chỉ số.

Các chỉ báo động lượng thường được sử dụng là MACD, RSI…

 

Cách xác định vùng đỉnh và đáy

Tín hiệu tạo đỉnh dựa vào MACD

Khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng mức tăng của chỉ số không tăng tương ứng

Trong xu hướng tăng mạnh với liên tiếp những chuỗi tăng thì ở một thời điểm nào đó đột nhiên xuất hiện khối lượng giao dịch tăng mạnh nhưng mức tăng của chỉ số thấp hoặc tiêu cực hơn nếu xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên. Đặc điểm này cho thấy cổ phiếu đó có thể đang bị chốt lời mạnh và động lực tăng sau đó sẽ suy yếu dần.

Giá nỗ lực hồi phục sau nhịp điều chỉnh nhưng không chinh phục được đỉnh cao mới

Sau nhịp điều chỉnh trong một kênh xu hướng tăng, giá hồi phục trở lại như những lần điều chỉnh trước đó nhưng đảo chiều khi tiệm cận vùng đỉnh cũ đây là dấu hiệu cho thấy sức mạnh xu hướng đã suy yếu. Các mẫu hình mà chúng ta thường dễ nhận thấy đó là mẫu hình 2 đỉnh hoặc 3 đỉnh.

 

Giá nổ lực hồi phục sau nhịp điều chỉnh nhưng không chinh phục được đỉnh cao mới

 

Xuất hiện khoảng trống giá kiệt sức sau đà tăng mạnh trước đó

Sau khoảng thời gian tăng trưởng nóng, bạn nhận ra mức thanh khoản của thị trường trong vài ngày gần đây đang ở mức cao. Sau đó, chỉ số xuất hiện một phiên bùng nổ với khối lượng giao dịch tăng mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch để hình thành khoảng trống giá so với phiên trước.

Thông thường dấu hiệu này xuất hiện khi giá đang vận động trong vùng tích lũy thì đây là tín hiệu khả quan, giá có thể bắt đầu cho nhịp tăng mới. Tuy nhiên, trong trường giá đã thể hiện đà tăng mạnh trước đó thì đây được xem là tín hiệu phân phối trong thời điểm nhà đầu tư cảm thấy hưng phấn nhất.

 

xuất hiện khoảng trống giá kiệt sức sau đà tăng mạnh trước đó

 

Tín hiệu tạo đáy

Động lượng giảm thu hẹp

Trong một xu hướng giảm giá, chỉ số tiếp tục phá đáy thấp gần nhất nhưng các chỉ báo động lượng cao hơn mức thấp nhất gần nhất. Biểu hiện này cho thấy mặc dù giá tiếp tục xu hướng giảm nhưng quán tính giảm bị thu hẹp lại đáng kể. Khi chỉ báo tạo đáy sau cao hơn đáy trước thì đó là tín hiệu cho thấy thị trường sắp vào vùng đáy.

 

động lượng giảm thu hẹp

 

Xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên với khối lượng giao dịch lớn

Sau nhịp giảm dài với lực bán càng ngày càng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng giảm sẽ kết thúc xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong một phiên nào đó thì đột nhiên giá xuất hiện nhịp đảo chiều ngay trong phiên đảo chiều mạnh với khối lượng giao dịch tham gia bắt đáy mạnh. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chỉ số chuẩn bị bước vào vùng tạo đáy đảo chiều khi có sự tham gia rất tích cực của dòng tiền.

xác định nhịp đảo chiều ngay trong phiên với khối lương giao dịch lớn

 

Giá hình thành mẫu hình kiểm chứng đáy thành công

Đây là tín hiệu phổ biến nhất khi giá quay đầu trở lại để kiểm chứng mức đáy cũ và đảo chiều hồi phục trở lại khi chạm đáy cũ. Giá có thể kiểm chứng 2 lần hoặc 3 lần, đây được gọi là mẫu hình 2 đáy hoặc 3 đáy. Biểu hình của mẫu hình này cho thấy đà giảm của chỉ số đã chững lại và bắt đầu phản ứng tích cực hơn khi chạm các ngưỡng hỗ trợ.

 

Giá hình thành mẫu hình kiểm chứng đáy thành công

 

Xuất hiện phiên bật tăng mạnh vượt qua khỏi khu vực tích lũy

Sau khi tạo đáy và hình thành mặt bằng giá tích lũy. Chỉ số bật tăng mạnh ngay từ thời điểm đầu phiên giao dịch với dòng tiền mua gom quyết liệt. Cũng có một số trường hợp khi giá bật tăng mạnh thì sẽ quay trở lại kiểm chứng ngưỡng kháng cự này (bây giờ được xem là ngưỡng hỗ trợ). Nếu chỉ số kiểm chứng thành công ngưỡng hỗ trợ này thì có thế xác nhận cho một xu thế tăng mới và chỉ số đã tạo đáy thành công.

 

Xuất hiện phiên bật tăng mạnh vượt qua khỏi khu vực tích lũy

Vùng giá hỗ trợ / Kháng cự

Thông thường nhà đầu tư luôn cố gắng tìm một mức giá cụ thể để xác định mức hỗ trợ hoặc kháng cự tuy nhiên trên thực tế quan niệm này có độ chính xác không cao và sẽ càng khó khăn hơn khi mức hộ trợ kháng cự lại được tạo bởi liên tiếp các phiên giao dịch có biến động lớn và trong khoảng thời gian dài. Để giải quyết vấn đề này, phương pháp xác định “Vùng” hỗ trợ/ kháng cự đem lại hiệu quả tích cực.

Xác định vùng đỉnh và đáy

Với trường hợp cổ phiếu SHB, vùng kháng cự được hình thành trong suốt giai đoạn 2014-2015 tại vùng giá từ 6.000-8.000 đồng. Khi SHB hồi phục tích cực từ mức đáy 4.000 đồng và đối diện vùng kháng cự này, SHB đã phải trải qua 8 tháng điều chỉnh, đi ngang tích lũy mới có thể vượt khỏi vùng giá này.

Như vậy, nhờ sử dụng khái niệm vùng giá, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thoát ra khỏi SHB rồi tìm điểm vào hiệu quả khi giá vượt khỏi vùng 6.000-8.000 đồng, tránh phải nắm giữ trong hơn 8 tháng mã vẫn có thể hưởng lợi suất vượt trội bởi một nhịp đảo chiều tăng mạnh từ 8.000 lên mức 13.000 đồng chỉ trong vòng 01 tháng. Đây là mức lợi suất tuyệt vời (65%) và có ý nghĩa rất quan trọng đối với các giao dịch ngắn hạn, giúp tối ưu chi phí cơ hội về thời gian và nguồn vốn.

Bài viết cùng chuyên mục

phân tích kỹ thuật chứng khoán

4 chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Khi tiếp cận kênh đầu tư chứng khoán, bạn sẽ thường xuyên nghe về hai thuật ngữ đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật chứng khoán....

 Thị phần đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường

Thị phần là gì? 7 yếu tố ảnh hưởng đến thị phần

Thị phần là thuật ngữ thường xuất hiện trong các trang báo, bản tin thời sự hay các chương trình về đầu tư kinh doanh. Trong bài viết này, hãy...

giao dịch thỏa thuận là gì

Giao dịch thỏa thuận là gì? Đặc điểm, quy định của giao dịch thỏa thuận

Giao dịch thỏa thuận là một khía cạnh quan trọng của thị trường chứng khoán, đem lại tính linh hoạt và sự thuận tiện cho các nhà đầu tư. Trong...