Breakout là gì? Các dấu hiệu để nhận biết breakout hợp lệ

Ngày đăng: 04/01/2023 lượt xem

Break out trong chứng khoán là gì?

Breakout trong chứng khoán là hiện tượng giá tăng và vượt khỏi vùng đỉnh (kháng cự) hoặc giảm phá vỡ đáy cũ (hỗ trợ) trước đó trên đồ thị giá. Breakout được xem là phương pháp giao dịch theo đà và theo xu hướng hiện tại của giá, với kỳ vọng sau khi vượt qua kháng cự hoặc thủng hỗ trợ, giá sẽ tiếp tục theo quán tính tăng hoặc giảm sau đó.

Nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh Mua khi giá Break-out qua kháng cự và sẽ thực hiện Bán nếu giá Break-out hỗ trợ.

Breakout là gì

Phiên breakout hợp lệ

Trong thực tế, hiện tượng breakout sai (false break) là rất nhiều. Hiện tượng breakout sai là hiện tượng trong phiên, thậm chí là đóng cửa phiên tạo tín hiệu breakout nhưng sau đó đảo ngược xu hướng hiện tại, nhà đầu tư vào lệnh theo các tín hiệu sai tất nhiên sẽ phải chịu thua lỗ do giá diễn biến không đúng theo kỳ vọng.

Hiện tượng breakout sai

Hiện tương breakout sai (false-break)

Cách giao dịch khi giá Break-out/ Down

Cách giao dịch khi giá break-out/ down

 

Chỉ số VN30 xuất hiện nhịp Break-out qua khu vực tích lũy, đi kèm với đó là KLGD tăng vọt, sau đó chỉ số tiếp tục nới rộng đà tăng. Đối với kiểu giao dịch này thì mức lợi nhuận tiềm năng thu được là rất lớn, bởi sau một nhịp Break-out thì giá có thể bung phá rất mạnh. Trong khi đó, mức cắt lỗ thường được xem xét là mức thấp nhất của khu vực tích lũy, do đó đi kèm với lợi nhuận tiềm năng lớn thì mức chịu đựng rủi ro thua lỗ cũng cao, tuy nhiên so sánh reward với risk thì vẫn hợp lý để tham gia.

Nhịp breakout

 

Lưu ý: chúng ta chỉ nên vào lệnh khi giá xác nhận nhịp Break-out, không nên vào vị thế ở khu vực tích lũy, nếu vào vị thế ở nhịp tích lũy thì khả năng bị “rũ bỏ” là rất cao.

Dấu hiệu để nhận biết breakout thành công

Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc

Một trong những điểm cần lưu ý khi sử dụng chiến lược breakout là sử dụng giá đóng cửa. Đó có thể là đóng nến giờ, nến ngày hay nến tuần, tùy thuộc vào khung giao dịch mà bạn lựa chọn. So với giá đang được khớp (realtime) giá đóng cửa tỏ ra đáng tin cậy hơn vì nó thể hiện giá cuối cùng trong khung thời gian đó mà bên mua và bên bán cân bằng với nhau. Các nến đóng cửa cũng được nhiều nhà đầu tư quan sát và tham chiếu vào đó hơn, do đó làm tăng tính tin cậy.

Ngưỡng lọc (threshold) cho breakout được hiểu là mức độ xuyên qua ngưỡng kháng cư/hỗ trợ theo chiều breakout mà giá đạt được. Thông thường để tránh các tín hiệu nhiễu, nhà đầu tư có thể đặt ra các ngưỡng lọc để nâng tính chính xác.

Ví dụ: Ở đồ thị bên dưới, kháng cự của PPC là 18.8, sử dụng giá đóng cửa và mức lọc 1% cho giá làm hạn chế các nến breakout sai. Điểm mua được kích hoạt khi giá đóng cửa trên 18.8 + 18.8×1% ~ 19.

Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc cho breakout hợp lệ

Hình 2. Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc để tăng tính chính xác

Sử dụng thanh khoản

Giao dịch breakout đơn giản là bạn chấp nhận lao theo xu hướng hiện tại, không ngần ngại mua ở giá cao để chấp nhận bán với giá cao hơn. Do đó xu hướng hiện tại phải thực sự mạnh để cho phép nhà đầu tư chấp nhận mua đuổi. Một trong những yếu tố kỹ thuật có thể giúp xác định là tiền vào có khỏe hay không, cầu mua lên hay cung bán xuống có thực sự quyết liệt hay không đó là thanh khoản.

Trong nến breakout, theo cả chiều lên và chiều xuống, tín hiệu sẽ chính xác hơn nếu có sự xác nhận của thanh khoản, cụ thể là sự gia tăng của thanh khoản. Một trong những ngưỡng theo kinh nghiệm có thể sử dụng, đặc biệt theo chiều tăng là giá, đó là phiên phá vỡ kháng cự phải kèm theo thanh khoản lớn hơn 50% so với bình quân 20 phiên. Giá tăng càng mạnh, thanh khoản tăng càng cao thì tín hiệu càng đáng tin cậy. Theo chiều giá giảm, vai trò của thanh khoản ít quan trọng hơn so với chiều tăng.

Breakout rất dễ là breakout giả nếu thanh khoản kém

Hình 3. Breakout rất dễ là breakout giả nếu thanh khoản kém

Xác nhận từ các chỉ báo

Không chỉ trong breakout, đối với các kỹ thuật giao dịch khác, sự xác nhận của giá và các chỉ báo đều là một yếu tố quan trọng. Kỹ thuật này sử dụng được ở hầu hết các chỉ báo. Theo chiều tăng, nếu giá tăng break kháng cự nhưng đi kèm với phân kỳ âm, đó sẽ là tín hiệu cần đặt nghi vấn. Ngược lại, theo chiều giảm, giá phá vỡ hỗ trợ, đi kèm với đó là một phân kỳ dương, nhà đầu tư giao dịch giá xuống cũng nên cân nhắc trước khi ra quyết định và chậm lại một chút để tìm sự xác nhận của các công cụ khác.

Hạn chế khi sử dụng Breakout

Khi sử dụng chiến lược breakout, chúng ta phải đối mặt với hai vấn đề chính. Vấn đề quan trọng nhất là những lần breakout không thành công. Thường xuyên, giá sẽ vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự một chút, làm cho những nhà giao dịch theo chiến lược breakout cảm thấy hứng thú. Tuy nhiên, thực tế là giá sau đó đảo chiều và không tiếp tục theo hướng breakout. Hiện tượng này có thể lặp lại nhiều lần trước khi một breakout thực sự xảy ra.

Mức hỗ trợ và kháng cự là tương đối và có tính chất chủ quan. Không phải ai cũng quan tâm đến cùng mức hỗ trợ và kháng cự. Vì vậy, theo dõi khối lượng giao dịch trở nên quan trọng. Sự tăng khối lượng trong quá trình breakout cho thấy độ quan trọng của mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Ngược lại, khi thiếu hụt khối lượng, mức độ đó trở nên ít quan trọng hoặc các nhà giao dịch lớn (tạo ra khối lượng lớn) chưa sẵn sàng tham gia.

So sánh chiến lược Break-out/ Down và chiến lược Sideway

Chiến lược Break-out/Down Chiến lược theo Sideway
Tính rủi ro Rủi ro thấp vì đi theo đà tăng/giảm Rủi ro cao vì tham gia đoán đỉnh hoặc đáy.
Mức quản trị rủi ro Mức giá cắt lỗ cách xa so với mức giá mở vị thế Mức giá cắt lỗ gần so với mức giá mở vị thế
Tư thế Vào vị thế ở tư thế chủ động Vào vị thế ở tư thế bị động
Tầm nhìn Phù hợp cho tầm nhìn dài hạn

(Trend Following)

Phù hợp cho tầm nhìn ngắn hạn

(Day Trading)

Tần suất xuất hiện Xuất hiện cơ hội ít Xuất hiện cơ hội nhiều

Nhìn chung, cả 2 chiến lược mở vị thế theo Break-Out/Down hay Sideway đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào giai đoạn thị trường mà chúng ta có thể áp dụng. Chiến lược đánh theo đà bứt phá sẽ được áp dụng hiệu quả khi thị trường có xu hướng, còn chiến lược Mua cận trên bán cận dưới sẽ thích hợp hơn khi thị trường và pha Sideway.

Kết luận

Tóm lại, chiến lược Breakout trong chứng khoán là khi giá vượt qua mức kháng cự hoặc thủng hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc giao dịch theo đà tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý đến những breakout sai và sử dụng các yếu tố như giá đóng cửa, ngưỡng lọc, thanh khoản, và xác nhận từ các chỉ báo để tăng tính chính xác.

Bài viết cùng chuyên mục

CAGR là gì

CAGR là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của CAGR trong đầu tư chứng khoán

  CAGR là gì? CAGR (Compound Annual Growth Rate) là một chỉ số được sử dụng để đo lường tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của một giá...

định gái hợp đồng tương lai

Định giá hợp đồng tương lai: Nguyên tắc và các lưu ý

Hiện nay, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai còn là những khái niệm mới mẻ với nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Không...

lợi nhuận gộp là gì

Lợi nhuận gộp – Gross Profit là gì? Tỷ suất lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt?

  Lợi nhuận gộp (gross profit) là gì? Gross Profit là gì? Gross Profit (Lợi nhuận gộp) là chỉ số thể hiện lợi nhuận mà một doanh nghiệp thu được sau...