Kiến thức
Vị thế một chứng khoán phái sinh (position) là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại thời điểm đó. Cụ thể, nhà đầu tư nắm giữ một vị thế trên thị trường hợp đồng tương lai khi mua hoặc bán hợp đồng tương lai đối với 1 tài sản cơ sở nhất định. Có hai loại vị thế hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư có thể nắm giữ là:
● Vị thế mua (long position – người mua)
● Vị thế bán (short position – người bán)
Nhà đầu tư mở vị thế mua (tham gia vị thế mua) khi có nhu cầu mua tài sản cơ sở (ví dụ: chỉ số VN30) hoặc kỳ vọng giá của tài sản cơ sở đó sẽ tăng trong tương lai. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua hợp đồng trên thị trường và được khớp với lệnh đối ứng trên cơ sở về giá và khối lượng.
Ngược lại, nhà đầu tư mở vị thế bán (tham gia vị thế bán) khi có nhu cầu bán tài sản cơ sở hoặc cho rằng giá của tài sản cơ sở đó sẽ giảm trong tương lai. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh bán hợp đồng trên thị trường và được khớp với lệnh đối ứng trên cơ sở về giá và khối lượng.
Hành động của người sử dụng hợp đồng tương lai tại mỗi thời điểm, mở vị thế (hiện tại) và đáo hạn hợp đồng (trong tương lai) có thể tóm tắt qua bảng sau:
2. Vị thế ròng 1 chứng khoán phái sinh tại 1 thời điểm (net position)
Vị thế ròng 1 chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệnh giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng 1 thời điểm.
Giới hạn vị thế là số lượng tối đa các hợp đồng tương lai có cùng tài sản cơ sở nhưng khác tháng đáo hạn mà nhà đầu tư được nắm giữ trên từng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh. Việc sử dụng giới hạn vị thế nhằm ngăn ngừa cá nhân/ tổ chức có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, gây ảnh hưởng đáng kể đến giao dịch của chứng khoán phái sinh qua đó đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch trên thị trường.
4. Hoạt động của vị thế chứng khoán phái sinh
Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh còn hiệu lực và chưa được thanh lý hoặc tất toán.
Việc đóng vị thế (chấm dứt vị thế) một chứng khoán phái sinh thường tùy thuộc vào chiến lược của các nhà đầu tư.
Có 2 trường hợp đóng vị thế một chứng khoán phái sinh:
Trường hợp 1: Chấm dứt vị thế trước khi Hợp đồng tương lai đáo hạn.
Trường hợp 2: Nắm giữ Hợp đồng tương lai đến khi đáo hạn và thanh toán hợp đồng.
>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:
Các công cụ chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
Chứng khoán phái sinh: Lợi ích và điểm khác biệt
Các bài viết liên quan
Các bài viết nổi bật nhất