Pivot points – Nhận diện điểm đảo chiều trong phân tích kỹ thuật

Ngày đăng: 04/01/2023 lượt xem

Pivot points là gì?

Pivot points (điểm quay) là một công cụ phân tích kỹ thuật dùng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự dự kiến cho một tài sản tài chính vào một khoảng thời gian cụ thể. Pivot points được tính dựa trên dữ liệu giá từ phiên giao dịch trước đó, bao gồm giá mở cửa (open), giá đóng cửa (close), giá cao nhất (high), và giá thấp nhất (low).

Pivot Points được vẽ theo trục giá trên đồ thị sử dụng mức giá mở cửa, cao và thấp nhất khung thời gian liền trước để tính toán điểm Pivot cho khung thời gian hiện tại. Từ điểm Pivot này và sử dụng công thức nhà đầu tư có thể tính ra ba mức hỗ trợ và ba mức kháng cự lần lượt biểu thị phía dưới và phía trên điểm Pivot.

 

pivot points là gì

 

Kháng cự – Hỗ trợ trong Pivot Points

Cung- cầu: Trên thị trường chứng khoán, ‘cung’ chính là lượng chứng khoán sẵn sàng được bán ra và ‘cầu’ là lượng chứng khoán sẵn sàng được mua vào.Sự cân bằng động của cung-cầu chính là lý do giá cổ phiếu liên tục thay đổi, khi cầu chiếm ưu thế thì giá sẽ có chiều hướng tăng và ngược lại.

Hỗ trợ: Hỗ trợ là mức giá đủ hấp dẫn để ‘cầu’ tăng mạnh và chặn không cho giá giảm thêm. Như trong ví dụ phía dưới mỗi lần giá chạm ngưỡng hỗ trợ màu xanh, ‘cầu’ (hay bên mua) bị hấp dẫn bởi mức giá thấp và tham gia mạnh, trong khi ‘cung’ (hay bên bán) không còn hứng thú bán ra như trước.

Kháng cự: Kháng cự là mức giá đủ hấp dẫn để ‘cung tăng mạnh và chặn không cho giá tăng thêm. Như trong ví dụ phía dưới mỗi lần giá chạm ngưỡng kháng cự màu đỏ, ‘cung’ (hay bên bán) bị hấp dẫn bởi mức giá cao và tham gia mạnh, trong khi ‘cầu’ (hay bên mua) không còn hứng  thú mua vào như trước.

Kháng cự – Hỗ trợ trong Pivot Points: Các Pivot Points có thể được sử dụng như các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thông thường. Tuy nhiên cũng như các tín hiệu kỹ thuật kháng, nhà đầu tư nên sử dụng Pivot Points trong một hệ thống tín hiệu kỹ thuật để xác nhận giá sẽ đảo chiều/bứt phá (thay vì chỉ sử dụng duy nhất Pivot Points để giao dịch).

Và như thông thường, khi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ đáng kể, vai trò của chúng sẽ thường được đổi chỗ cho nhau.

 

Kháng cự, hỗ trợ trong pivot points

Công thức tính Pivot Points

Dựa trên dữ liệu quá khứ gồm các mức giá : Cao nhất (High), Thấp nhất (Low), Mở cửa (Open)
R = Kháng cự
S = Hỗ trợ
PP = Pivot Point = Điểm đảo chiều
Công thức tính:
PP= (High + Low + Open) / 3
R3= PP + 2 x (High – Low)
R2= PP + (High – Low)
R1= (2 x PP) – Low
S1= (2 x PP) – High
S2= PP – (High –Low)
S3= PP – 2 x (High – Low)

Các ví dụ

Một vài ví dụ các điểm Pivot trên các khung thời gian

 

ví dụ về pivot points trên khung thời gian

 

Khung thời gian 15 phút: thể sử dụng để nhận biết các tín hiệu breakout hay tích lũy trong phiên

 

đồ thị pivot points khugn thời gian 15'

 

Khung thời gian theo ngày: thể sử dụng để mua mới cổ phiếu đang trong xu hướng tăng

Chiến lược giao dịch Pivot Points

Xác định trạng thái của giá với Pivot Point

Khi một điểm Pivot đã được xác định dựa trên một khung thời gian, nếu giá di chuyển phía dưới ngưỡng Pivot Point nghĩa là trạng thái giá đang tiêu cực trong khung thời gian đó, à ngược lại nếu giá di chuyển phía trên ngưỡng Pivot Point nghĩa là trạng thái giá đang tích cực.

Xác định trạng thái giá với pivot points

Chiến lược giao dịch Pivot Point – Đảo chiều tăng

Sử dụng các điểm Pivot như một mốc hỗ trợ – kháng cự mà tại đó giá có khả năng đảo chiều:
–    Mở mua nếu giá bật tăng tại các S1 (hỗ trợ 1), S2 và đặt lệnh dừng mua tại mức hỗ trợ ngay phía dưới  (S2, S3)
–    Mở mua nếu giá quay đầu giảm tại các R1 (kháng cự 1), R2 và đặt lệnh dừng bán tại mức kháng cự ngay phía trên  (R2, R3)
Rất nhanh chóng và đơn giản nhưng hiệu quả trong việc thực hiện quản trị rủi ro.

Chiến lược giao dịch với pivot points - đảo chiều tăng

 

Tuy nhiên nhà đầu tư cần sử dụng Pivot Points với các tín hiệu kỹ thuật khác để tăng hiệu quả giao dịch, ví dụ:
Sử dụng Pivot Points với nến nhật

sử dụng pivot points với nến nhật

 

Giá tạo cây nến Hammer với bóng nến dài, xác nhận tín hiệu đảo chiều tại ngưỡng S1

Sử dụng Pivot Points với diễn biến giá – mẫu hình:

sử dụng pivot points với diễn biến giá

Giá tạo mẫu hình hai đáy tại ngưỡng hỗ trợ S1, xác nhận tín hiệu đảo chiều

Sử dụng Pivot Points với MACD:

sử dụng pivot points với macd

Giá phản ứng tốt với ngưỡng S1 và sau đó xác nhận tín hiệu đảo chiều với MACD
Sử dụng Pivot Points với RSI

RSI phân kỳ dương với giá dao động tại ngưỡng S1, xác nhận tín hiệu đảo chiều.

Chiến lược giao dịch Pivot Point – Breakout

Sử dụng các điểm Pivot như một mốc kháng cự mà tại đó giá có khả năng break-out:

Khi mức giá của cổ phiếu cao hơn mức Pivot Point, nhà đầu tư sẽ hướng tới chiến lược breakout trong phiên khi giá vượt qua điểm Kháng cự 1 (R1). Trong trường hợp giá vượt qua R1 nhà đầu tư có thể thực hiện mua như sau:

  • Mua đuổi ngay khi giá vượt qua R1, giao dịch kèm theo thanh khoản và các tín hiệu kỹ thuật khác.
  • Chờ đợi giá quay trở lại kiểm chứng ngưỡng R1 thành công xác nhận bởi các tín hiệu kỹ thuật khác.

Tương tự như chiến lược đảo chiều lệnh dừng mua sẽ được đặt ở ngay ngưỡng Pivot Point hoặc sử dụng kết hợp các ngưỡng hỗ trợ khác.
Tuy nhiên nhà đầu tư cần sử dụng Pivot Points với các tín hiệu kỹ thuật khác để tăng hiệu quả giao dịch, ví dụ:

Break-out khỏi R1 kết hợp với thanh khoản:

break-out khỏi R1 kết hợp với thanh khoản

Khối lượng giao dịch bật tăng mạnh sau khi giá vượt khỏi R1, xác nhận xu hướng tăng
Break-out khỏi R1 kết hợp với mẫu hình giá

breakout với mẫu hình tăng giá

Giá tạo mẫu hình Bump and Run trước khi break-out khỏi khu vực giá R1, xác nhận xu hướng tăng.

Break-out khỏi R1 kết hợp với RSI:

 

breakout khỏi r1 kết hợp với RSI

RSI bẻ gãy kênh giảm khi giá vượt qua ngưỡng R1, chấm dứt xu hướng tích lũy.

Ưu – nhược điểm của Pivot Points

Ưu điểm

  • Cung cấp các ngưỡng giá để xác định thời điểm đóng mở các vị thế giao dịch
  • Cung cấp chỉ báo về trạng thái thị trường (Tăng, giảm, đi ngang)
  • Có thể sử dụng để dự báo các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong tương lại
  • Giúp xác định vùng biến động giá
  • Có thể được dùng trên mọi khung thời gian đồ thị
  • Có thể dùng kết hợp với các chỉ báo khác như MACD, RSI, Khối lượng giao dịch để tối ưu xác suất giao dịch thành công hơn.

Nhược điểm

  • Khi mức giá thấp và cao của khung thời gian trước đó quá sát, thường các tín hiệu giả rất dễ xuất hiện và ngược lại khi mức giá thấp và cao của khung thời gian trước đó quá rộng thường sẽ không có tín hiệu cho khung thời gian sau.
  • Khó sử dụng Pivot point để xác định điểm cắt lỗ khi khoảng cách giữa các mức kháng cự – hỗ trợ biến động tương đối mạnh. Trường hợp đặt điểm cắt lỗ theo Pivot Points thường sẽ không đảm bảo duy trì tỷ lệ (lợi nhuận:rủi ro).

8 Lưu ý khi sử dụng Pivot point

Khi sử dụng Pivot Points trong giao dịch chứng khoán và thị trường tài chính, có một số lưu ý quan trọng bạn cần xem xét:

  1. Xác định thời gian cụ thể: Pivot Points có thể được tính cho các khoảng thời gian khác nhau, bao gồm ngày, tuần, hoặc thậm chí giờ. Đảm bảo bạn đã xác định thời gian cụ thể bạn quan tâm để tính toán Pivot Points phù hợp.
  2. Kết hợp với các chỉ báo khác: Pivot Points thường hiệu quả hơn khi được kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI, Moving Averages, và Volume để xác định các tín hiệu giao dịch mạnh hơn.
  3. Quan sát mức hỗ trợ và kháng cự cơ bản: Các mức Pivot Point cơ bản, bao gồm Pivot Point chính, Hỗ trợ 1, Hỗ trợ 2, Kháng cự 1, và Kháng cự 2, thường là những mức giá quan trọng. Khi giá tiệm cận các mức này, hãy quan sát sự phản ứng của thị trường.
  4. Chú ý đến tin tức và sự kiện: Các thông tin và sự kiện có thể ảnh hưởng đến thị trường và làm thay đổi mức hỗ trợ và kháng cự. Theo dõi tin tức kinh tế và sự kiện quan trọng để đảm bảo bạn không bị bất ngờ trong giao dịch.
  5. Quản lý rủi ro: Đặt stop-loss và take-profit để bảo vệ vốn đầu tư của bạn. Pivot Points có thể giúp xác định các mức này.
  6. Đặc điểm của thị trường cụ thể: Một số thị trường hoạt động tốt hơn với Pivot Points, trong khi một số thị trường có thể không phản ánh mức hỗ trợ và kháng cự một cách chính xác. Hãy kiểm tra hiệu quả của Pivot Points trong thị trường bạn quan tâm.
  7. Tuân thủ chiến lược giao dịch: Khi bạn đã xác định chiến lược giao dịch sử dụng Pivot Points, tuân thủ nó một cách nghiêm ngặt. Đừng dự đoán hoặc thay đổi chiến lược dựa trên cảm xúc.
  8. Tích luỹ kinh nghiệm: Pivot Points, giống như bất kỳ công cụ phân tích kỹ thuật nào khác, đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm để hiểu rõ cách thức hoạt động và cách sử dụng chúng hiệu quả. Hãy tích luỹ kinh nghiệm qua thời gian.

Nhớ rằng Pivot Points là một công cụ phân tích kỹ thuật, và không phải lúc nào cũng đem lại kết quả chính xác. Việc kết hợp chúng với sự hiểu biết sâu về thị trường và quản lý rủi ro là quan trọng để trở thành một nhà giao dịch thành công.

Kết luận

Pivot Points là một công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch chứng khoán và thị trường tài chính để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự dự kiến.

Điểm Pivot và các mức hỗ trợ, kháng cự có thể cung cấp những thông tin quan trọng về trạng thái thị trường và giúp định hình chiến lược giao dịch.

Tuy nhiên, để sử dụng Pivot Points một cách hiệu quả, cần phải kết hợp chúng với các chỉ báo kỹ thuật khác và quản lý rủi ro một cách cẩn thận. Ngoài ra, việc tuân thủ chiến lược giao dịch và tích luỹ kinh nghiệm là quan trọng để tránh các sai lầm trong giao dịch.

Pivot Points có thể hữu ích trong việc xác định điểm mua và bán, cũng như dự đoán sự phản ứng của thị trường tại các mức giá cụ thể. Tuy nhiên, nhớ rằng không có công cụ nào là hoàn hảo và luôn luôn tồn tại rủi ro trong giao dịch tài chính.

Việc sử dụng Pivot Points cần được thực hiện cùng với sự hiểu biết sâu về thị trường và một chiến lược giao dịch cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất.

Mở tài khoản online chứng khoán HSC ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại HSCEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán mới nhất trên Stock Insight bạn nhé!

Để tham gia học đầu tư chứng khoán online, miễn phí, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Hotline: (84 28) 38 233 298
Email: support@hsc.com.vn

Bài viết cùng chuyên mục

mô hình nến hammer

Tổng quan về Mô hình nến Hammer

Khái niệm mô hình nến Hammer Mô hình nến Hammer được hình thành trong phiên có biến động giá rất mạnh nhưng khi đóng cửa giá hồi phục mạnh và chỉ...

giao dịch thỏa thuận là gì

Giao dịch thỏa thuận là gì? Đặc điểm, quy định của giao dịch thỏa thuận

Giao dịch thỏa thuận là một khía cạnh quan trọng của thị trường chứng khoán, đem lại tính linh hoạt và sự thuận tiện cho các nhà đầu tư. Trong...

DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA

DCA là gì trong đầu tư chứng khoán? 8 cách áp dụng DCA cho hiệu quả đầu tư

  DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA DCA là gì? DCA (Dollar-Cost Averaging) là một chiến lược đầu tư mà nhà đầu tư sẽ chia nhỏ nguồn vốn...