ROI là gì? Ưu điểm, hạn chế và công thức tính chỉ số ROI 2023

Ngày đăng: 13/03/2023 lượt xem

Chỉ số ROI là gì? Tại sao chỉ số ROI lại quan trọng? 

ROI (Return on Investment) là chỉ số được dùng để xác định lợi nhuận trong quá khứ và tiềm năng của một doanh nghiệp trong tương lai, được tính bằng là tỷ lệ lợi nhuận ròng chia cho tổng chi phí đầu tư.

Các công ty có thể sử dụng chỉ số ROI để đánh giá trình độ quản lý, cũng như đo lường hiệu quả đầu tư đối với các chiến dịch lớn hay dự án quan trọng. Bên cạnh đó, chỉ số ROI cũng được sử dụng để so sánh mức độ hiệu quả giữa khoản đầu tư này với khoản đầu tư khác. Không những thế, chỉ số ROI còn được dùng để mô tả “chi phí cơ hội” hoặc phần lợi tức mà các nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư vào một công ty.

Ví dụ: anh A muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán và kỳ vọng sẽ nhận được lợi nhuận hàng năm từ 10% trở lên. Cũng với khoản tiền đó, anh A đem đầu tư vào dự án tiềm năng của một doanh nghiệp. Trong trường hợp này, đứng dưới góc độ của anh A hay bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn nhận được lợi tức từ việc đầu tư vào doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng lợi tức từ việc đầu tư chứng khoán.

Nhiều nhà đầu tư mới thắc mắc chỉ số ROI là gì trong chứng khoán
Nhiều nhà đầu tư mới thắc mắc chỉ số ROI là gì trong chứng khoán

Ý nghĩa:

  • Chỉ số ROI cao thường cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt. Doanh nghiệp thường sử dụng chỉ số này để đánh giá hiệu suất các khoản đầu tư trước đó.
  • Những nhà đầu tư lo ngại rủi ro thường chấp nhận ROI thấp để giảm rủi ro. Tương tự, các khoản đầu tư mất nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn thường có ROI cao hơn để thu hút nhà đầu tư.
  • Các nhà đầu tư cá nhân cũng có thể sử dụng ROI để so sánh các khoản đầu tư của họ, từ cổ phiếu đến các khoản đầu tư khác như cổ phần trong doanh nghiệp nhỏ.

Công thức tính chỉ số ROI (2023) 

Công thức như sau:

Chỉ số ROI = (Lợi nhuận ròng / Tổng chi phí đầu tư) x 100%

Ví dụ: Đầu năm nay, công ty A muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã phát triển một sản phẩm với chi phí đầu tư là 100.000.000 VND. Đến cuối năm, do sản phẩm mới hoạt động rất hiệu quả nên doanh thu của công ty tăng thêm 200.000.000 VND so với năm trước.

Vậy chỉ số ROI cho năm nay sẽ được tính như sau:

ROI = (200.000.000/100.000.000) x 100% = 200%

Ưu điểm và hạn chế của ROI nhà đầu tư cần nắm 

Ưu điểm:

  • ROI đơn giản và dễ tính toán, phù hợp cho nhà đầu tư mới.
  • Cho phép theo dõi hiệu quả tài chính của công ty và thiết lập mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.
  • Dùng như một thước đo tổng quát về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Hạn chế:

  • Chỉ thích hợp cho đánh giá dự án ngắn hạn, không phản ánh được các yếu tố đặc biệt tác động đến chỉ số.
  • Không thể so sánh trực tiếp giữa các công ty do cách tính ROI có thể khác nhau.
  • Cần sử dụng nhiều công cụ khác kèm theo để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất doanh nghiệp.

Chỉ số ROI trong đầu tư chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Thực tế không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hiểu đơn giản là chỉ số ROI dương chứng tỏ hoạt động đầu tư đã sinh lời. Chỉ số ROI càng cao có nghĩa là lợi nhuận càng nhiều. 

Điều kiện để một ROI được xem là “tốt” phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian mà nhà đầu tư mong đợi khoản đầu tư của mình sẽ sinh lời. Một số nhà đầu tư có thể chấp nhận mức ROI thấp nếu nó mang lạ rủi ro thấp. Tương tự, các dự án đầu tư mất nhiều thời gian để sinh lời thường đòi hỏi mức ROI cao hơn, hấp dẫn nhà đầu tư hơn.

Chỉ số ROI càng cao thì lợi nhuận càng nhiều
Chỉ số ROI càng cao thì lợi nhuận càng nhiều

So sánh giữa ROI và ROCE

ROCE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng) và ROI (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) đều cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về hiệu suất kinh doanh của một công ty. ROCE đánh giá cách công ty sử dụng vốn để hoạt động và đầu tư, trong khi ROI linh hoạt hơn và có thể được sử dụng để so sánh nhiều loại tài sản.

Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt quan trọng giữa 2 chỉ số này là: ROCE thích hợp khi so sánh các công ty trong cùng ngành và cần thời gian đồng bộ để so sánh chính xác, trong khi ROI linh hoạt hơn và có thể so sánh ở nhiều loại tài sản.

Tuy nhiên, ROI cũng có một số hạn chế đó là: không tính đến yếu tố thời gian, vì vậy một khoản đầu tư có thể mang lại lợi nhuận trong một thập kỷ, trong khi khoản đầu tư khác có thể đem lại lợi nhuận trong một năm. Hơn nữa, ROI cũng không bao gồm các yếu tố chi phí phát sinh hoặc thuế, mà điều này lại cần được xem xét khi đánh giá lợi nhuận thực tế của một công ty.

Kết luận

Cũng như hầu hết các thuật ngữ khác, ROI có những ưu và nhược điểm riêng, đòi hỏi các nhà đầu tư chú ý phân biệt để có thể trở thành công cụ hữu dụng cho chiến lược đầu tư của bản thân.

Cách tốt nhất để thực hành những khái niệm khô khan như ROI là tham gia mở tài khoản trực tuyến trên HSC để rút ra phương pháp đầu tư phù hợp. Quyền lợi mở tài khoản nhà đầu tư có thể xem ảnh dưới. Ngoài ra, đừng quên để lại bình luận đóng góp để Stock Insight viết nhiều bài chất lượng hơn nhé!

mở tài khoản chứng khoán

Bài viết cùng chuyên mục

thị trường sơ cấp

Sơ lược về thị trường sơ cấp và thứ cấp trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ...

Chia cổ tức bằng tiền mặt

Chia cổ tức bằng tiền mặt là gì? Những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Chia cổ tức là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty, và nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các cổ...

DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA

DCA là gì trong đầu tư chứng khoán? 8 cách áp dụng DCA cho hiệu quả đầu tư

  DCA là gì? Giải thích thuật ngữ DCA DCA là gì? DCA (Dollar-Cost Averaging) là một chiến lược đầu tư mà nhà đầu tư sẽ chia nhỏ nguồn vốn...