Kiến thức
Chỉ số P/B là một trong những chỉ số quan trọng nhất được sử dụng khi giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về chỉ số này để có thể đưa ra được quyết định đầu tư chính xác. Cùng tìm hiểu chỉ số P/B trong chứng khoán là gì trong bài viết sau đây.
Chỉ số P/B trong tiếng Anh là cách viết rút gọn của Price to Book Value Ratio. Chỉ số này được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của chính loại cổ phiếu đó.Công thức của chỉ số P/B được tính bằng giá giá thị trường của cổ phiếu (Price) chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu (Book value per Share).
Chỉ số P/B so sánh giá thị trường và giá trị sổ sách của một loại cổ phiếu
Chỉ số P/B cho các nhà đầu tư biết được rằng giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu lần khi so sánh với giá trị sổ sách tại doanh nghiệp.
Nếu như chỉ số P/B lớn hơn 1, thì có nghĩa là giá thị trường hơn giá trị sổ sách của loại cổ phiếu đó. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai, nên thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp để có thể sở hữu loại cổ phiếu đó.
Nếu như chỉ số P/B nhỏ hơn 1 thì có thể xảy ra hai trường hợp:
Cách tính chỉ số P/B là gì, thì bạn cần phải xác định 2 yếu tố là giá thị trường (Price) và giá trị sổ sách trên một cổ phiếu (Book Value per Share).
Bước 1: Nhà đầu tư cần phải xác định giá trị sổ sách (Book Value). Dựa vào bảng cân đối kế toán, bạn cần tìm ra ba thông số là tổng giá trị tài sản, giá trị tài sản vô hình, và nợ phải trả. Nhà đầu tư sử dụng công thức sau để tính giá trị sổ sách trên một cổ phiếu:
Chỉ số P/B cao có nghĩa là doanh nghiệp được thị trường kỳ vọng về triển vọng kinh doanh trong tương lai. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ chi trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp sở hữu số nợ lớn, thì sẽ khiến cho giá trị sổ sách lại ở mức thấp, và làm cho chỉ số P/B cao. Những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao có thể gặp phải những rủi ro lớn. Tệ hơn, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra lại thấp hơn chi phí sử dụng vốn, thì giá trị doanh nghiệp sẽ bị suy giảm.
Chỉ số P/B thấp có thể xảy nhiều trường hợp : Các nhà đầu tư cho rằng giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách, nên họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách. Trường hợp khác là doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục và kết quả kinh doanh dần cải thiện, nên lợi nhuận gia tăng và giúp cho giá trị sổ sách tăng lên. Đây là trường hợp cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để các nhà đầu tư có thể mua vào.
Xét trên lý thuyết, các nhà đầu tư có thể mua tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và từ đó kiếm được lợi nhuận vì tài sản có giá trị cao hơn so với giá cổ phiếu. Thế nhưng, chiến lược này có thể sẽ không khả thi trong thực tế.
Vì những lý do trên, rất khó để có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B tốt. Con số đó có thể tốt ở ngành này, nhưng lại là kém ở một ngành khác. Nếu xem xét một cách riêng lẻ thì chỉ số P/B không có nhiều giá trị. Để biết được cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không, nhà đầu tư cần phải so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh, cũng như so với mức trung bình của ngành.
Chỉ số P/B có ưu điểm nổi bật là nó có mức độ ổn định hơn hẳn so với chỉ số EPS. Thế nên, trong trường hợp EPS có mức biến động cao thì chỉ số P/B sẽ mang lại hiệu quả ưu việt hơn.
Bên cạnh đó, chỉ số P/B luôn luôn dương nên nhà đầu tư có thể dùng chỉ số này để định giá những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Ngoài ra, chỉ số P/B được dùng hiệu quả nhất khi định giá những doanh nghiệp có nhiều tài sản với khả năng thanh khoản cao ví dụ như các công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, hay các ngân hàng.
Chỉ số P/B có nhiều ưu điểm nổi bật
Nhược điểm dễ nhận thấy nhất của chỉ số P/B là chỉ số này chỉ tính đến các giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp mà lại bỏ qua các giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay phát minh sáng chế. Những tài sản vô hình này chính là yếu tố quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, từ đó kéo theo giá cổ phiếu cũng tăng.
Không chỉ vậy, giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thị trường hiện tại của tài sản, bởi vì giá trị sổ sách có thể là giá trị cách đây vài năm. Ví dụ, bất động sản mà công ty sở hữu từ 3 năm trước rất có thể đã tăng giá lên hàng chục lần vào thời điểm hiện tại. Vì vậy, nếu các nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số P/B để kết luận về cổ phiếu của một công ty, thì đây là phán đoán không có độ chính xác cao.
Chỉ số P/B là công cụ rất quan trọng để các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. Để có thể sử dụng loại chỉ số này một cách hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản trên HSC. HSC giúp nhà đầu tư phân tích thị trường, cũng như đưa ra những thông tin có giá trị cực cao để quý khách tham khảo. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán hôm nay trên HSC bạn nhé!
Các bài viết liên quan
Các bài viết nổi bật nhất
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
29/06/2018 1166935
Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
14/05/2019 336788
Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0
25/05/2018 271551
Các bài viết mới nhất
ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)
23/12/2022 2062