Chỉ số P/E là gì? Nên hay không sử dụng định giá P/E?

Chia sẻ trên:    1511

Chỉ số P/E là gì chính là câu hỏi mà các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm luôn thắc mắc. Để có thể lựa chọn được những loại cổ phiếu phù hợp nhất, đòi hỏi các nhà đầu tư phải biết cách tính chỉ số P/E. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số P/E trong chứng khoán là gì trong bài viết sau đây nhé!

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là gì trong tiếng Anh? P/E trong tiếng anh là viết tắt của từ Price to Earning Ratio. Chỉ số này được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS - Earnings per share). 

Vậy ý nghĩa của chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E là một công cụ quan trọng để định giá cổ phiếu, nếu chỉ số này thấp thì có nghĩa là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại, nếu chỉ số này cao thì có nghĩa là giá cổ phiếu đắt. Chi tiết hơn, chỉ số P/E là được dùng để biết điểm hòa vốn ước tính, các nhà đầu tư có thể biết được sẽ mất bao lâu để lấy lại vốn.

Ví dụ: Cổ phiếu A có giá là 100.000 đồng và lãi là 25.000 đồng năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu A, thì họ sẽ mất 4 năm để có thể lấy lại vốn.

Công thức tính chỉ số P/E

Nếu như nhà đầu tư đã hiểu được ý nghĩa chỉ số P/E là gì, nhà đầu tư cũng cần phải biết cách tính chỉ số P/E là gì?

Công thức tính chỉ số P/E là gì?

Trong đó, chỉ số lợi nhuận tính trên một cổ phiếu (EPS) sẽ thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, cụ thể chỉ số này sẽ được tính như sau:

Các loại tỷ lệ P/E

Các phân loại chỉ số P/E là gì, thì chỉ số này được chia thành 2 loại được sử dụng phổ biến là Forward P/E và Trailing P/E, Tương ứng với từng loại cổ phiếu mà cách dùng sẽ khác nhau.

Forward P/E

Loại chỉ số P/E này được dùng để dự đoán thu nhập của 4 quý tiếp theo.

Trailing P/E

Đây là loại chỉ số P/E được dùng phổ biến vì nó là số liệu khách quan. Các nhà đầu tư thường tin tưởng Trailing P/E hơn vì họ không tin vào ước tính EPS trong tương lai trong cách tính Forward P/E.

Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ số P/E cao của một loại cổ phiếu thường thể hiện sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc thu được nhiều lợi nhuận hơn từ loại cổ phiếu đó trong tương lai. 

Các nhà đầu tư lâu năm có thể sẵn sàng trả một mức giá cao cho những doanh nghiệp hàng đầu, vì vậy mà những doanh nghiệp này sẽ có chỉ số P/E rất cao. Tuy nhiên, điều này không phải đúng trong mọi trường hợp vì chỉ số P/E cao có thể lại là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khiến cho EPS xuống thấp, thậm chí là gần bằng 0, nên chỉ số P/E mới cao.

Trong khi đó, nếu như chỉ số P/E thấp, thì có rất nhiều lý do để một doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp tại một thời điểm. Trường hợp đầu tiên là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước, thế nên lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, từ đó khiến cho chỉ số P/E thấp. Trong trường hợp này thì cổ phiếu đang bị định giá thấp và đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể mua vào.

Mặt khác, chỉ số P/E thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường, từ những hành động như thanh lý tài sản hay bán công ty con. Những khoản lợi nhuận này không hề bền vững vì chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, và cũng sẽ không thể lặp lại trong tương lai. Một trường hợp tệ khác là các cổ đông hiện hữu không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời, từ đó khiến cho giá cổ phiếu giảm, dẫn tới chỉ số P/E thấp. Đối với những trường hợp này, chỉ số P/E thấp có thể sẽ duy trì trong một khoảng thời gian, thế nhưng những loại cổ phiếu đó không được coi là rẻ, bởi vì triển vọng phát triển của doanh nghiệp là rất ít.

Vậy chỉ số P/E bao nhiêu là tốt, thì như đã phân tích ở trên, rất khó để nói rằng chỉ số P/E nào là tốt. Bởi vì chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không mang nhiều ý nghĩa nếu như chỉ số đó đứng một mình. Hiểu được chỉ số P/E là gì, thì chỉ số này cần được đem ra so sánh với chỉ số toàn ngành, cũng như liên hệ với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của doanh nghiệp.

Dựa vào chỉ số P/E để lựa chọn cổ phiếu phù hợp

chỉ số P/E trong chứng khoán là một ước tính sơ bộ, nên nó không nên được sử dụng trong tất cả các quyết định giao dịch cổ phiếu. Thế nhưng, chỉ số này là một công cụ tốt khi dùng để đánh giá xu hướng của cổ phiếu. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng chỉ số P/E là gì trong phần dưới đây.

Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng hoặc mang lại lợi nhuận trong tương lai

Chỉ số P/E cao rất có thể là dấu hiệu  của một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, khiến cho chỉ số EPS thấp, thậm chí gần bằng 0, từ đó khiến cho chỉ số P/E cao.

Trong khi đó, chỉ số P/E thấp là dấu hiệu cho các nhà đầu tư thấy rằng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) đang ở mức cao, từ đó họ có thể đưa ra quyết định sẽ mua vào các loại cổ phiếu này. 

Thế nhưng, chỉ số P/E thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường từ bán tài sản hay thanh lý tài sản. Khoản lợi nhuận này chỉ có tại một thời điểm và sẽ không lặp lại trong tương lai, đồng thời đẩy giá EPS lên cao đột xuất khiến P/E thấp. Một trường hợp khác là các cổ đông nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty không hiệu quả nên họ đã quyết định bán số cổ phần mình đang nắm giữ ra thị trường để chốt lời khiến cho chỉ số P/E thấp.

Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản tốt

Thông thường, các cổ phiếu có độ ổn định cao không mang lại khả năng tăng đột biến, vì vậy chỉ số P/E của chúng sẽ cao hơn so với các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn. Các nhà đầu tư có thể chọn cổ phiếu với P/E cao nhưng cũng có tính thanh khoản tốt trong cùng một ngành, đồng thời sử dụng mức P/E trung bình của ngành đó để so sánh và đưa ra quyết định mua bán. Chỉ số P/E nếu được sử dụng cùng những công cụ khác sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. 

Mối liên hệ giữa chỉ số P/E và các chỉ số liên quan 

P/E và P/B

Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư so sánh giá của cổ phiếu trên thị trường so với giá trị thực. Còn chỉ số P/B giúp nhà đầu tư so sánh giá của cổ phiếu trên thị trường so với giá ghi sổ của cổ phiếu đó.

Bên cạnh đó, chỉ số P/E thường được dùng để đánh giá các doanh nghiệp có lợi nhuận tương đối ổn định và ít biến động như doanh nghiệp sản xuất. Chỉ số P/B dùng để đánh giá các doanh nghiệp có giá trị tài sản tăng nhưng lợi nhuận không ổn định. 

P/E và EPS

Theo công thức tính chỉ số P/E nhà đầu tư có thể thấy EPS là một phần để tạo nên P/E.

  • Khi chỉ số EPS > 0, cả 2 chỉ số P/E và EPS đều cao chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt, nhà đầu tư có thể đầu tư cổ phiếu ở công ty này.
  • Khi chỉ số EPS <0 thì chỉ số P/E không có nghĩa.
  • Khi doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu thì chỉ số EPS sẽ giảm. Điều này giúp chỉ số P/E sẽ tăng lên nhưng cũng đồng nghĩa với mức rủi ro cũng cao hơn.

Câu hỏi chỉ số P/E là gì đã có câu trả lời rõ ràng trong bài viết này. Để có thể sử dụng chỉ số P/E một cách hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản trên HSC. HSC giúp quý khách phân tích thị trường, cũng như cung cấp những thông tin có giá trị cực cao để quý khách tham khảo.


Các bài viết liên quan