Kiến thức
Ở những thời điểm thị trường có mức độ biến động cao thì sẽ làm cho giá của chứng chỉ quỹ ETF cũng như là NAV thay đổi theo biến động của thị trường, khi đó giá mua và giá bán có thể bị nhiễu bởi những sự hưng phấn/ bi quan quá mức của dòng tiền. Do đó, khi đặt lệnh vào những thời điểm như vậy có thể khiến chiến thuật của nhà đầu tư bị vô hiệu hóa.
Ví dụ: Khi đặt lệnh mua chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư đặt mức dừng lỗ 5% so với giá mua, nhưng do mức biến động của thị trường cao khiến giá chứng chỉ quỹ giảm mạnh đột ngột xuống mức 7%, sau đó thị trường lấy lại sự cân bằng và quay trở lại. Khi đó, lệnh dừng lỗ đã bị kích hoạt.
Sự khác biệt hay khoảng cách giữa giá chứng chỉ ETF trong ngày và giá trị N.A.V của quỹ thường lớn nhất tại thời điểm thị trường mở và đóng cửa. Tại thời điểm mở cửa thì sự chênh lệch lớn có thể diễn ra trước khi các cổ phiếu cơ sở bắt đầu giao dịch ổn định. Trong khi đó, khi thị trường gần đóng cửa, các nhà tạo lập thị trường bắt đầu cân đối sổ sách nên có thể kích hoạt khoảng cách rộng hơn và làm tăng sự dao động của giá chứng chỉ quỹ ETF.
Chi phí mua hoặc bán chứng chỉ quỹ ETF sẽ bị ảnh hưởng bởi tần suất giao dịch và chi phí của mỗi lần giao dịch đó. Việc giao dịch với cường độ cao mà không có chiến thuật hợp lý thì rất dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ vì chi phí giao dịch.
Mức giá mục tiêu, mức dừng lỗ và size đầu tư là bao nhiêu ứng với thanh khoản.
>> Xem thêm: ETF - Làm thế nào để có góc nhìn toàn diện khi giao dịch
Các bài viết nổi bật nhất
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
29/06/2018 1166935
Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
14/05/2019 336789
Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0
25/05/2018 271551
Các bài viết mới nhất
Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023
23/12/2022 7763
ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)
23/12/2022 2062