Kiến thức
Bạn có biết - Thời gian là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến việc đầu tư? Tất nhiên là số vốn khởi đầu và tỷ suất lợi nhuận trong đầu tư là quan trọng. Tuy nhiên, đi cùng với yếu tố thời gian thì lãi suất kép mới chính là công cụ có sức ảnh hưởng lớn, đáng để nhà đầu tư dành chút thời gian để suy ngẫm.
Lãi suất kép hay lãi kép có tên tiếng anh là Compound Interest - Hiểu đơn giản là việc tái tích lũy số tiền lãi nhận được.
Lãi kép phát sinh khi nhà đầu tư lấy lãi về, dồn vào tiền vốn, tiếp tục đưa tất cả số tiền đó tiếp tục đầu tư sinh ra lãi suất có giá trị cao hơn. Vốn gửi càng nhiều thì lãi càng cao ở những giai đoạn tiếp sau.
Nói cách khác, mấu chốt của lãi suất kép là thời gian và lãi suất. Qua vài năm đầu có thể sẽ không thấy gì khác biệt nhưng sau khoảng 20 - 30 năm, số tiền sản sinh ra sẽ thực sự khủng khiếp.
Thực tế không chỉ Warren Buffett mà nhiều bậc vĩ nhân trên thế giới đã thừa nhận sự kỳ diệu của lãi kép. Như Albert Einstein từng nói: “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 trong thế giới này. Những ai hiểu nó, vận dụng nó sẽ chẳng phải trả gì cho nó cả."
Lãi suất kép được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
A = Số tiền nhận được trong tương lai
P = Số tiền đầu tư ban đầu
I = Lãi suất danh nghĩa
N = Số kỳ tính lãi
Ví dụ minh họa lãi suất kép
Nhà đầu tư A quyết định gửi ngân hàng 100.000.000 VND với lãi suất được chi trả hằng năm là 10% và tiền lãi được nhập vào gốc hằng tháng. Tính số tiền lãi sau 5 năm?
Áp dụng công thức:
A = P(1+i)^n = 100.000.000 (1+10%)^(5+12) = 5.054.470.289
Số tiền lãi = Số tiền nhận được trong tương lai - Số vốn ban đầu = 5.054.470.289 - 100.000.000 = 4.054.470.289 VND
Giải mã công thức:
Nhà đầu tư A (NĐT A) có 100 triệu, gửi ngân hàng với lãi suất 10%. Như vậy, sau một tháng, ngân hàng hoàn lãi cho nhà đầu tư là 10 triệu đồng. Tuy nhiên, NĐT A quyết định ko nhận 10 triệu tiền mặt mà sẽ cộng dồn nó vào vốn gốc và tiếp tục cho ngân hàng vay.
Như vậy, sang tháng thứ 2, thực chất ngân hàng vay của NĐT A ko phải 100 triệu mà là 110 triệu. Và với lãi suất 10% thì đến cuối tháng thứ 2 ngân hàng sẽ trả cho nhà đầu tư lãi suất là 11 triệu. Tiếp tục như vậy, NĐT A tiếp tục bỏ 11 triệu ngược trở lại phần vốn gốc. Như vậy thì sang tháng thứ 3, ngân hàng sẽ vay của NĐT A là 121 triệu và trả lãi 12.1 triệu. (Xem ảnh minh họa)
Luân phiên nhau từ năm này qua tháng nọ, phần lãi sinh ra sẽ được gộp vào phần vốn trước đó tạo thành vốn mới lớn hơn, theo đó lợi nhuận hằng tháng NĐT A nhận được cũng lớn hơn theo hàm số mũ . Kết quả là, tài sản của nhà đầu tư ngày một tăng dần đều.
>> Xem thêm bài học về Lãi suất kép tại Khóa học Quản trị vốn của HSC.
Lãi suất kép là cụm từ rất quen thuộc trong đầu tư, thậm chí thường xuyên được các nhà bác học - nhà đầu tư lỗi lạc đề cập đến. Nhưng thực tế là ít ai đoái hoài hay thật sự nghiêm túc ứng dụng công thức thần kỳ này vào chiến lược quản trị tài chính của bản thân. Một trong những nguyên nhân nổi bật là nhà đầu tư chưa nhận thấy được sức mạnh của lãi suất kép hay nếu có thì cũng coi nhẹ vì cho rằng phương pháp này chưa thật sự phù hợp với bản thân là các nhà đầu tư mới.
Hãy để HSC phủ định quan điểm trên bằng phép so sánh đơn giản sau:
Có hai nhân viên A và B được công ty đề xuất hai lựa chọn về mức lương.
Lựa chọn 01: Mức lương 1 triệu/ tháng. Nếu họ hoàn thành tốt công việc, công ty sẽ đều đặn tăng thêm 10% lương cho nhân viên đó ở tháng kế tiếp.
Lựa chọn 02: Mức lương đều đặn 50.000.000/ tháng. Không cam kết KPI.
Giả định nhân viên A (NVA) lựa chọn phương án 1 , nhân viên B (NVB) lựa chọn phương án hai. Cùng HSC dự đoán với sức mạnh của lãi suất kép thì đề xuất lương nào là tối ưu nhất nhé:
Sau tháng đầu tiên, NVA nhận lương khởi điểm 1 triệu, còn NVB nhận mức lương khởi điểm là 50 triệu. Sang tháng thứ hai, nhờ có cố gắng trong công việc, lương NVA tăng lên 10% nên tổng thu nhập được nhận 1,1 triệu, còn NVB vẫn như cũ nhận thêm tháng lương thứ hai - 50 triệu nữa. Lúc này, ta cộng dồn thu nhập hai tháng của NVA tổng là 2,1 triệu; còn NVB thực nhận 100 triệu.
Cứ như vậy, khoảng cách về thu nhập của A và B ngày một xa dần.. Cho đến cuối năm đầu tiên, ta tính được tổng thu nhập của NVA rơi vào khoảng 21 triệu; còn NVB đã chạm ngưỡng 600 triệu
Ở năm làm việc tiếp theo lương NVA cũng không khấm khá hơn là bao khi kết thúc năm 2 NVA thực nhận 88 triệu đồng; trong khi đó thu nhập của nhân viên B đã lên đến 1,2 tỷ đồng. Sang năm 3, thu nhập của NVA chưa được 300 triệu, còn lương của NVB đã lên đến 1,8 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)... Những tưởng khoảng cách này sẽ ngày một kéo xa hơn nữa, nhưng…
Cuối năm thứ 5, thu nhập của nhân viên B ghi nhận 3 tỷ đồng. Còn nhân viên A thực nhận hơn 3 tỷ đồng. Nghĩa là sau 5 năm đồng hành cùng với lãi suất kép, tổng thu nhập của NVA đã bắt đầu vượt qua NVB. Tuy nhiên, giai đoạn đẹp nhất của lãi suất kép ghi nhận từ năm thứ 5 trở đi.
Thật vậy, sang năm thứ 6, thu nhập của NVA là 9.5 tỷ. Còn NVB là 3,6 tỷ. Cứ như vậy đến năm thứ 7, khi anh A hái quả ngọt với thu nhập năm lên đến gần 30 tỷ thì thu nhập anh B vỏn vẹn 4,2 tỷ đồng. Cuối cùng, kết thúc năm thứ 10, tổng thu nhập của anh A ghi nhận 927 tỉ, chênh lệch 921 tỷ so với anh B.
Qua phép so sánh trên đây chắc hẳn nhà đầu tư đã phần nào nghiệm ra lý do vì sao lãi suất kép lại được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 trên thế giới. Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn nhận thức được tầm quan trọng của chữ “Nhẫn” trong quản lý tài chính khi nhân viên A đã cần mẫn làm việc nghiêm túc và nhận lương đúng như lựa chọn của bản thân, không màng đến mức lương khủng - 50 triệu mà đồng nghiệp B được nhận mỗi tháng.
Thị trường chứng khoán là nơi tốt nhất để thực hành Lãi suất kép. Nói cách khác, nhà đầu tư nếu biết vận dụng phương pháp này trong đầu tư tài chính chẳng khác gì như “cá gặp nước”. Vậy mà trên thực tế thì ít có chứng sĩ nào hiểu tường tận và xem lãi suất kép như con át chủ bài khi đặt lệnh giao dịch.
Lý do rất đơn giản. Vì hầu hết nhà đầu tư thường bắt đầu với thị trường chứng khoán với tâm lý ngắn hạn: Tâm lý muốn làm giàu nhanh trong vòng vài ba tháng hoặc vài ba năm. Từ đó, nhà đầu tư tìm đến những mã cổ phiếu, những công ty có tăng trưởng mấy trăm phần trăm một năm và xem chứng khoán như một loại hình đánh bạc, chạy theo tâm lý đám đông. Kết quả của 99.9% những nhà đầu tư “lướt sóng” này là thua lỗ, tài khoản âm, mất hết vốn ban đầu.
Vậy làm thế nào để sở hữu tâm thế vững vàng giúp vận dụng tối đa công dụng lãi suất kép trên thị trường chứng khoán?
Benjamin Franklin đã từng nói: Khi một người rút hết ví tiền của anh ta vào đầu thì không kẻ nào có thể cướp đi tiền khỏi anh ấy. Nói cách khác, đầu tư tri thức luôn là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt nhất. Nếu bạn là nhà đầu tư mới còn đang mơ hồ và thiếu quyết đoán trong đầu tư do còn gặp nhiều rào cản về định nghĩa và chiến lược giao dịch, tham gia ngay Khóa học Quản trị vốn hoàn toàn miễn phí của HSC tại đây.
Tự do tài chính - Hưởng thụ cuộc sống sung túc và an nhàn chắc chắn là mong muốn của bất kỳ nhà đầu tư nào khi đến với thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, dục tốc thì bất đạt. Nếu có thể “trì hoãn” những dự định ngắn hạn và đều đặn “tiếp sức” cho tài khoản để hướng đến những định hướng dài hạn hơn thì HSC chắc chắn rằng nhà đầu tư nào cũng có thể tự mình quản lý tài chính và hưởng thụ cuộc sống an nhàn đúng nghĩa, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tuyệt vời hơn nữa là trên hành trình đầu tư của mỗi khách hàng luôn có đội ngũ HSC đồng hành. Với lịch sử hơn 20 năm gắn bó cùng nhà đầu tư trong nước và quốc tế, HSC nỗ lực mang đến lợi nhuận tốt trong dài hạn cho các quỹ đầu tư mà chúng tôi quản lý, hạn chế rủi ro và cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc - HSCEdu giúp khách hàng tự tin giao dịch và kiểm soát tài chính cá nhân trong tương lai.
Các bài viết liên quan
Các bài viết nổi bật nhất
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
29/06/2018 1166935
Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
14/05/2019 336788
Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0
25/05/2018 271551
Các bài viết mới nhất
Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023
23/12/2022 7758
ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)
23/12/2022 2062