ROA là gì? Giải mã chi tiết công thức tính và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

Chia sẻ trên:    1124

ROA là gì chính một câu hỏi mà các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm hay thắc mắc. ROA là một trong những số liệu quan trọng nhất để các nhà đầu tư đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi ROA là gì và những đặc điểm liên quan đến thuật ngữ này trong đầu tư chứng khoán.

Chỉ số ROA là gì? 

ROA là gì? viết đầy đủ trong Tiếng Anh là Return on Assets, Tiếng Việt gọi là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Đây là một chỉ số được dùng để tính toán khả năng sinh lợi của một công ty so với tài sản họ có. Tài sản của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp đó sở hữu hoặc kiểm soát, dựa vào đó mà tạo ra các giá trị kinh doanh.

ROA là chỉ số rất quan trọng để các nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu chính xác. Nhờ vào ROA, nhà đầu tư sẽ biết được mức độ hiệu quả của một công ty trong việc biến vốn đầu tư thành lợi nhuận.

Ý nghĩa của ROA trong đầu tư chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì? Chỉ số này cho biết số vốn sở hữu mà một công ty dùng để kinh doanh sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận ròng. 

Đối với chủ doanh nghiệp

Chỉ số ROA phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. ROA sẽ được dùng để so sánh giữa các thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc với các doanh nghiệp đối thủ. Chỉ số ROA càng cao có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả. 

Cụ thể, nếu ROA cao thì công ty có xu hướng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược kinh doanh hiện tại, ngược lại thì sẽ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến chỉ số ROA không tích cực ( Lợi nhuận sau thuế hay tổng tài sản). Từ đó đề xuất các phương án đổi mới để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty. 

Đối với các nhà đầu tư

Thông thường, công ty có khả năng sinh lời cao đối với nhà đầu tư cá nhân là những công ty có chỉ số ROA cao hơn so với các công ty cùng ngành. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng hay so sánh chỉ số ROA của công ty mục tiêu ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ để đánh giá mức tăng trưởng - sự mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng cho vay

Đối với ngân hàng cho vay, chỉ số ROA thể hiện tình hình kinh doanh của một công ty. Dựa vào ROA, các ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để xem có nên cho công ty này vay vốn hay không.

Công thức và ví dụ tính chỉ số ROA 

Cách tính chỉ số ROA là gì, thì sau đây là công thức:

Tìm hiểu công thức tính chỉ số ROA là gì?

Trong đó:

Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Chú thích: 

  • Tổng tài sản là tổng giá trị tài sản công ty sở hữu tại thời điểm xác định, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư và tài sản khác.
  • Đơn vị tính của chỉ số ROA là phần trăm (%).

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn sở hữu là 50 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 3 tỷ. Dựa trên công thức, ta có được chỉ số ROA như sau: ROA = (3/50) x 100% = 6%

Sử dụng chỉ số ROA như thế nào cho hiệu quả ?

Ưu và nhược điểm của ROA là gì, hãy cùng tìm hiểu trong phần này.

Ưu điểm của chỉ số ROA 

Chỉ số ROA có cách tính rất đơn giản và dễ sử dụng, các nhà đầu tư mới trên thị trường có thể áp dụng khi phân tích cổ phiếu. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự hiệu quả của bộ máy vận hành. 

Nhược điểm của chỉ số ROA

Chỉ số ROA chỉ phản ánh một khía cạnh của doanh nghiệp, không thể bao quát toàn bộ bức tranh tài chính. Để quyết định đầu tư bạn cần kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn đúng đắn hơn. 

Lợi nhuận của một công ty thường xuyên thay đổi, vì vậy tính toán ROA trong thời gian ngắn sẽ không hiệu quả, nên các nhà đầu tư phải đánh giá chỉ số ROA trong thời gian dài. Không chỉ vậy, yếu tố lợi nhuận trong công thức ROA là chỉ số mà các công ty có thể sử dụng các phương pháp kế toán để cắt giảm hoặc thổi phồng nhằm phục vụ mục đích riêng, khiến cho chỉ số ROA bị bóp méo.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và chỉ số ROA

Các nhà đầu tư kinh nghiệm thường sẽ chú trọng ROE hơn là ROA vì chỉ số ROE phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa số vốn bỏ ra và lợi nhuận thu về của các nhà đầu tư. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng nếu ROE cao khi mà ROA thấp có nghĩa là khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp không hiệu quả. 

Kết luận

Hy vọng độc giả, đặc biệt là nhà đầu tư mới F0 đã có câu trả lời cho câu hỏi ROA là gì? và bỏ túi được thêm vài công thức hữu ích qua bài viết trên. Thật vậy, chỉ số ROA là một công cụ không thể thiếu trong quá trình dự đoán xu hướng của thị trường. Để có thể sử dụng chỉ số ROA một cách thực sự hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản chứng khoán online trên HSC để sở hữu những phân tích chính xác nhất về thị trường chứng khoán. 


Các bài viết liên quan