ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)

Chia sẻ trên:    2061

Chỉ số ROE là gì? ROE là một chỉ số rất được quan tâm bởi các nhà đầu tư, cũng như chính các công ty. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có thể vẫn chưa hiểu rõ về chỉ số này khi tham gia thị trường chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin về chỉ số ROE trong bài viết sau đây.

Chỉ số ROE là gì? Ý nghĩa quan trọng khi đầu tư 

ROE là gì? ROE trong tiếng Anh là viết tắt của thuật ngữ Return of Equity, Tiếng Việt gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là thước đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào ROE, các nhà đầu tư có thể dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như mức độ hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận.

Chỉ số ROE còn được nhà đầu tư dùng phân tích, so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường để đưa ra quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Hệ số ROE càng cao chứng tỏ công ty quản lý sử dụng vốn của các cổ đông càng hiệu quả, vì vậy chỉ số này là tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư xem xét cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Chỉ số ROE là gì?

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số ROE là gì trong chứng khoán?

  • Nhờ vào ROE, cổ đông có thể biết được liệu họ nhận được nhiều hay ít lợi nhuận từ số tiền góp vốn thông qua hình thức sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp.
  • Nếu thu nhập càng lớn thì chỉ số ROE sẽ càng cao, lợi nhuận trên mỗi cổ phần cũng sẽ nhiều hơn.
  • So sánh ROE của công ty mong muốn đầu tư với ROE trung bình ngành giúp các nhà đầu tư xác định được lợi thế cạnh tranh của công ty đó. 
  • ROE tăng trưởng một cách bền vững theo thời gian có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, tăng năng suất và lợi nhuận. Ngược lại, ROE giảm thì doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không sinh lời tốt.

Cách tính chỉ số ROE và ví dụ minh họa 

Công thức tính chỉ số ROE là gì đơn giản như sau:

Công thức tính chỉ số ROE là gì?

Trong đó:

  • Thu nhập ròng được tính toán trước khi công ty trả cổ tức cho cổ đông phổ thông, sau khi công ty trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi và khoản lãi vay. 
  • Vốn chủ sở hữu bình quân được tính theo vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ kế toán. Đầu và cuối kỳ phải đúng với thời gian mà công ty có được thu nhập ròng. 

Ví dụ: Công ty H năm 2021 có vốn chủ sở hữu đầu năm là 4 tỷ, vốn chủ sở hữu cuối năm là 6 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2020 là 1 tỷ. Vậy vốn chủ sở hữu bình quân là 5 tỷ. Từ đó ta có công thức tính chỉ số ROE của công ty H như sau: Chỉ số ROE = (1:5) x 100 =  20%

Chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Trong thị trường chứng khoán, chỉ số ROE muốn xem xét cần phải tìm hiểu công ty đang được phân tích thuộc lĩnh vực nào. Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức ROE trung bình tương ứng. Thông thường, các nhà đầu tư nên tập trung vào các doanh nghiệp có ROE bằng hoặc cao hơn mức trung bình ngành. Đối với một số nhà đầu tư, ROE từ 14% trở lên là tỷ lệ có thể chấp nhận được, nếu ROE thấp hơn 10% là tỷ lệ kém. 

Lưu ý khi chỉ số ROE quá cao

ROE trung bình hoặc cao dĩ nhiên sẽ được đánh giá cao hơn so với ROE thấp. Dù vậy, ROE quá cao chưa chắc đã là dấu hiệu tốt. ROE cao là dấu hiệu tốt nếu như thu nhập ròng lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang phát triển rất mạnh. Thế nhưng, nếu như vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nhiều so với thu nhập ròng thì rủi ro là không hề nhỏ.

Nguyên nhân cho hiện tượng này của chỉ số ROE là gì? Vốn chủ sở hữu nhỏ có thể là vì công ty đã trải qua một khoảng thời gian dài thua lỗ, các khoản này lại được cập nhật trong bảng cân đối kế toán với phần vốn chủ sở hữu ở dạng “lỗ giữ lại” (số dư của tài khoản thu nhập giữ lại là âm). Lâu dài, tình trạng này làm giảm vốn chủ sở hữu của công ty. Lúc này, công ty hoạt động tốt trở lại và ghi nhận lãi thì ROE sẽ trở nên cao bất thường do mẫu số quá nhỏ. Các nhà đầu tư có thể hiểu lầm rằng công ty đang phát triển mạnh mẽ.

Một trường hợp khác là công ty có dư nợ quá nhiều, vốn chủ sở hữu cũng sẽ giảm tương ứng với mức tăng của nợ vay (vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả). Trường hợp này thì ROE cũng sẽ cao bất thường.

Chỉ số ROE quá cao chưa chắc đã là tốt

Hạn chế của ROE là gì?

Bên cạnh những ưu điểm thì ROE còn tồn đọng một vài hạn chế. Vậy hạn chế của ROE là gì? Chỉ số ROE cũng có thể bị sai lệch vì các yếu tố như lỗ trong dài hạn, nợ vay lớn, mua lại của phiếu.

Một nhược điểm khá lớn của ROE là nó có thể loại trừ các tài sản vô hình khỏi vốn chủ sở hữu của cổ đông, ví dụ như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền. ROE sẽ có sự sai lệch và khó so sánh với những công ty tính luôn tài sản vô hình. Chỉ số ROE lại có thể được tính toán khác nhau vì tính bằng vốn chủ sở hữu trung bình hai kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ,…. 

Kết luận

Câu hỏi ROE là gì đã được trả lời đầy đủ trong bài viết này. ROE cũng có những ưu và nhược điểm vì thế các nhà đầu tư muốn biết cách sử dụng chỉ số ROE cũng như các chỉ số chứng khoán khác, hãy tham gia mở tài khoản trên HSC để có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán hôm nay trên HSC bạn nhé!


Các bài viết liên quan