Điểm tin chứng khoán hôm nay - 05.04.2022
Chia sẻ trên:
444
I. CẬP NHẬT VĨ MÔ
Mức tăng rõ rệt trong kết quả CPI Q1/2022.
- Tỷ lệ lạm phát đã tăng 2,41% so với cùng kỳ trong T3/2022, tương đương với mức tăng trưởng 1,92% trong cả Q1/2022. Nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, CPI cốt lõi tăng 1,1% so với cùng kỳ, đây là mức tăng hàng tháng kỷ lục kể từ T7/2021.
- Chi phí nhiên liệu trong nước tăng vọt (53,5% so với cùng kỳ), do tác động của giá dầu toàn cầu tăng trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra. Đây vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát CPI tăng mạnh trong tháng này.
- Mặc dù tăng nhẹ trong quý đầu tiên của năm 2022, lạm phát lương thực và thực phẩm phải đối mặt với áp lực tăng khi chi phí phân bón và vận chuyển tăng cao, cũng như sự phục hồi nhanh chóng của ngành dịch vụ thực phẩm.
II. CẬP NHẬT ETF
Ghi nhận rút ròng đáng kể trong tháng 3.
- Hầu hết các quỹ ETF chính của Việt Nam ghi nhận hiện tượng rút ròng tiếp tục tăng trong tháng 3 với tổng số tiền rút ròng khoảng 37 triệu USD.
- Chuyển động dòng vốn ETF tháng 3 chủ yếu đến từ các quỹ ETF trong và ngoài nước, đặc biệt là từ VanEck Vectors Vietnam ETF và DCVFMVN Diamond ETF.
- Mặt khác, DCVFMVN Diamond ETF đã ghi nhận dòng tiền vào mới trong tháng 3 và chúng tôi kỳ vọng dòng tiền này sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam trong tháng 4.
III. NGÂN HÀNG:
Triển vọng sáng sủa hơn cho năm 2022-2023 đối với các Ngân hàng TMCP có vốn nhà nước
- Gói hỗ trợ lãi suất sẽ hỗ trợ NIM và kích thích tăng trưởng tín dụng cao hơn đối với các NHTMNN do tập trung nhiều hơn với các lĩnh vực đủ điều kiện được hỗ trợ và các ngân hàng này đã hy sinh đáng kể thu nhập lãi thông qua việc chủ động trích lập dự phòng lớn trong năm 2020-2021.
- Việc trích lập dự phòng tích cực được thực hiện trong những năm trước, việc gia hạn "Nghị quyết 42" (bao gồm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng) và sự phục hồi của nền kinh tế sẽ giúp giảm chi phí tín dụng trong năm nay.
- Trong số các NHTMNN, HSC ưu tiên CTG (duy trì khuyến nghị Mua vào, tiềm năng tăng giá 29,8%) và VCB (nâng khuyến nghị lên Mua vào, tiềm năng tăng giá 23,2%) nhờ nền tảng cơ bản vững chắc và định giá hấp dẫn. BID được duy trì khuyến nghị Nắm giữ với tiềm năng tăng giá 3%.
IV. NGÀNH DẦU KHÍ:
Giá dầu giảm là một cơ hội mua
- Giá dầu Brent giảm 25% so với mức đỉnh 140 USD do (1) lệnh phong tỏa các thành phố do COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc; và (2) Mỹ giải phóng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Điều này dẫn đến sự điều chỉnh mạnh của giá cổ phiếu ngành dầu khí tại Việt Nam.
- HSC cho rằng mặc dù ghi nhận biến động mạnh, giá dầu vẫn sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. OPEC không có ý định tăng sản lượng dầu trong ngắn hạn.
- HSC khuyến nghị các nhà đầu tư mua vào khi cổ phiếu của ngành dầu khí của Việt Nam đang ghi nhận điều chỉnh ngắn hạn, với lựa chọn hàng đầu của chúng tôi là GAS với giá mục tiêu 150.000 đ/cp. Cổ phiếu ngành dầu khí Việt Nam thể hiện mối tương quan chặt chẽ hơn 90% với biến động giá dầu Brent, trong khi các yếu tố cơ bản đang dần trở nên tích cực hơn.
V. TIN DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC
HVN – Q4/2021: Lợi nhuận được hỗ trợ từ khoản thu nhập bất thường; Khuyến nghị Giảm tỷ trọng - Giá mục tiêu: 21.300 đồng
- Lỗ ròng trong Q4/2021 của HVN thu hẹp còn 1.076 tỷ đồng so với 2.810 tỷ đồng trong Q4/2020 và 3.369 tỷ đồng trong Q3/2021. Điều này chủ yếu nhờ quản lý chi phí tốt hơn và ghi nhận thu nhập một lần từ thoái vốn.
- Tính chung cả năm 2021, lỗ ròng tăng lên 12,965 tỷ đồng từ mức 10,886 tỷ đồng trong năm 2020. Điều này phù hợp với dự báo lỗ ròng 13.134 tỷ đồng của HSC.
- Do vốn chủ sở hữu vẫn dương ở mức 507 tỷ đồng vào cuối năm 2021, HVN sẽ không bị hủy niêm yết trong năm 2022. Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu do triển vọng kém vì giá dầu tăng.
- HSC giữ nguyên ước tính và khuyến nghị Giảm tỷ trọng và giá mục tiêu 21.300 đồng.
QNS - ĐHCĐ: Kế hoạch kinh doanh thấp như thường lệ; Khuyến nghị Mua vào - Giá mục tiêu: 57,900 đồng
- Các mục tiêu thấp trong năm 2022 đã được đặt ra và theo quan điểm của HSC là không có nhiều ý nghĩa so với thực tế.
- Các đề xuất khác được chấp thuận bao gồm cổ tức 2021 bằng tiền mặt là 3.000 đồng và cổ tức 2022 bằng tiền mặt tối thiểu là 1.500 đồng/cổ phiếu. Một đợt phát hành ESOP với tối đa 3% số cổ phiếu đang lưu hành cũng được đề xuất.
- Đối với mảng kinh doanh sữa đậu nành, QNS sẽ tung ra 12 sản phẩm mới trong năm nay. Công ty cũng có chiến lược dài hạn để trở thành công ty cung cấp dinh dưỡng thực vật. Đối với mảng kinh doanh đường, công ty đặt kế hoạch sản lượng là 146.000 tấn, tăng 17% so với cùng kỳ.
- HSC giữ nguyên ước tính và giá mục tiêu là 57.900 đồng/cổ phiếu.
BSR - LNST sơ bộ Q1/2022 là 2.029 tỷ đồng (tăng 9,3% so với cùng kỳ nhưng giảm 24,3% so với quý trước) và phù hợp với dự báo của HSC là 2.084 tỷ đồng.
- Lợi nhuận riêng lẻ ước tính trong tháng 3 là hơn 1.100 tỷ đồng, bằng hơn một nửa lợi nhuận Q1/2022.
- BSR cũng đặt ra kế hoạch kinh doanh năm 2022 khá thấp với lợi nhuận và doanh thu lần lượt là 1.295 tỷ đồng và 91.678 tỷ đồng (lần lượt giảm 81% và 9,3% so với cùng kỳ). Kế hoạch lợi nhuận của năm 2022 chỉ đạt 15,6% so với ước tính 8.322 tỷ đồng của HSC.
Tân Hoàng Minh - UBCKNN quyết định hủy 9 đợt phát hành trái phiếu từ T7/2021 đến T3/2022 của 3 công ty con của Tân Hoàng Minh do công bố thông tin sai sự thật và che giấu thông tin. Quyết định được đưa ra vào ngày 4/3.
- Trước sự kiện này, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt, công ty con của Tân Hoàng Minh cũng đã hủy đặt cọc và rút khỏi phiên đấu giá 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm vào ngày 10/1.
VJC - Công bố KQKD năm 2021:
- Doanh thu lũy kế 2021 đạt 12.998 tỷ đồng (giảm 29% so với cùng kỳ), LNST đạt 100 tỷ đồng (tăng 45% so với cùng kỳ) do doanh thu mảng tài chính tăng mạnh 3.920 tỷ đồng (tăng 3 lần so với cùng kỳ)
- Lợi nhuận gộp Q4/2021 đạt 170 tỷ đồng (giảm 25% so với cùng kỳ), doanh thu 779 tỷ đồng (giảm 39% so với cùng kỳ), bao gồm vận tải hàng hóa & logistics 1.446 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ), lỗ ròng 102 tỷ đồng (giảm 10 lần so với cùng kỳ)
- 27/04: Ngày GDKHQ tham gia ĐHCĐ. ĐHCĐ dự kiến vào ngày 28/5.
HDB - Phát hành tài liệu ĐHCĐ. Nội dung chính:
- LNTT kế hoạch 2022 là 7.770 tỷ đồng (tăng trưởng 21% so với cùng kỳ), TTS đạt 140 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 18% so với cùng kỳ), tổng huy động và cho vay đạt 392 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 17% so với cùng kỳ) và 256 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ). ROE đạt 22,2% và ROA 1,92%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
- Phát hành 503 triệu cổ phiếu chia cổ tức năm 2021 (tỷ lệ 25%).
- Phát hành ESOP 20 triệu cổ phiếu. Không thể chuyển đổi; Thời gian hạn chế chuyển nhượng: 3 năm.
- Sau khi phát hành, vốn điều lệ HDB sẽ tăng 5.231 tỷ đồng, được sử dụng để cho vay trung dài hạn và tăng vốn lưu động.
SHB - Công bố tờ trình ĐHCĐ. ĐHCĐ dự kiến vào ngày 20/4.
- LNTT kế hoạch 2022 là 11.686 tỷ đồng (tăng trưởng 87% so với cùng kỳ), TTS tăng 12%, vốn điều lệ tăng 36% so với cùng kỳ. Cổ tức dự kiến: 18% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
- Cổ tức năm 2021: 15% bằng cổ phiếu.
TTF - Dự kiến mua 17% vốn điều lệ của CTCP Tekcom thông qua phát hành riêng lẻ
- Ngoài ra, Công ty TNHH Thương mại Đồng Tâm và CTCP Đồng Tâm Dotalia đã bán lần lượt 5,3 triệu cổ phiếu TTF (tương đương 1,35% số lượng cổ phiếu lưu hành) và 4 triệu (tương đương 1,02% số lượng cổ phiếu lưu hành) lần lượt vào ngày 28/3 và 17/3. Sau giao dịch, công ty nắm giữ 3,4 triệu cổ phiếu (tương đương 2,5% số lượng cổ phiếu lưu hành) và 3,8 triệu cổ phiếu (tương đương 2,8% số lượng cổ phiếu lưu hành).
- Mặt khác, ông Võ Quốc Lợi, con trai Chủ tịch HĐQT CTCP Đồng Tâm đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu từ ngày 1/4 đến 30/4, sau giao dịch ông nắm giữ 2,7 triệu cổ phiếu (tương đương 0,85% số lượng cổ phiếu lưu hành).
IDC - Đã thông qua đợt phát hành trái phiếu năm 2022 trị giá 400 tỷ đồng trong T4/2022 để đầu tư vào nhà máy Thủy điện Đăk Mi 3.
- Thời hạn trái phiếu: 3 năm - Lãi suất: 8%/ năm
- Loại trái phiếu: Bảo đảm bằng tài sản
VI. DOANH NGHIỆP MUA/BÁN
LHG - Ông Trần Anh Viên đã bán 458.800 cổ phiếu vào ngày 30/03.
- Sau giao dịch, ông nắm giữ khoảng 2,3 triệu cổ phiếu LHG (tỷ lệ 4,5%) và không còn là cổ đông lớn.
VII. SỰ KIỆN VÀ LỊCH CHIA CỔ TỨC
BID - Ngày 5/4: Ngày giao dịch đầu tiên 1,04 tỷ cổ phiếu (chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25% 2019-2020).
VDS - ĐHCĐ dự kiến diễn ra vào ngày 5/4
VIC - Ngày 6/4: GDKHQ tổ chức ĐHCĐ. Ngày tổ chức ĐHCĐ sẽ được thông báo sau.
REE – Ngày 19/4: GDKHQ nhận cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt 1.000 đồng/cổ phiếu. REE cũng thông qua phương án trả cổ tức 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%.
LỊCH CHIA CỔ TỨC
LPB - hôm nay: Ngày GDKHQ mua 265 triệu cổ phiếu (tương đương 21,39% số lượng cổ phiếu lưu hành) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá đóng cửa ngày hôm qua được điều chỉnh là 19.800 đồng .
DBC - hôm nay: GDKHQ nhận thưởng 100% cổ phiếu (năm 2021). Giá đóng cửa hôm qua được điều chỉnh là 37.400 đồng .
MSN – Ngày 12/4: GDKHQ mua cổ phiếu thưởng 20%.
SHS – Ngày 14/4: GDKHQ cho quyền mua 325 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1:1) với giá 12.000 đồng/cổ phiếu.
KDC - Ngày 19/4: GDKHQ nhận cổ tức 600 đồng bằng tiền mặt (năm 2021). Tỷ suất: 1,1%.
► 3 phút Mở tài khoản chứng khoán online để được cập nhật nhanh nhất tin tức về thị trường chứng khoán từ HSC: https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html