Tác động của việc chia cổ tức lên giá chứng quyền có bảo đảm

Chia sẻ trên:    14308

Không giống như cổ phiếu, khi chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp (cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu...), giá của chứng quyền bảo đảm trên thị trường sẽ không bị điều chỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi và giá thực hiện sẽ được điều chỉnh để đảm bảo giá chứng quyền không đổi. Cách thức điều chỉnh và nghĩa vụ công bố thông tin khi thực hiện điều chỉnh chứng quyền có bảo đảm sẽ được quy định trong bản cáo bạch của tổ chức phát hành.

 

Cách tính giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi mới

Theo đó:

Thời điểm thực hiện điều chỉnh: Ngày giao dịch không hưởng quyền của tài sản cơ sở (TSCS).

Giá thực hiện mới = Giá thực hiện cũ x Giá điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền / Giá chưa điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền

Tỷ lệ chuyển đổi mới = Tỷ lệ chuyển đổi cũ x Giá điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền / Giá chưa điều chỉnh của TSCS tại ngày giao dịch không hưởng quyền.

 

Ví dụ: Nhà đầu tư đang sở hữu chứng quyền mua của cổ phiếu VNM với các thông tin sau:

Tỷ lệ chuyển đổi 1:1

Giá thực hiện 140.000 đồng

Tại ngày giao dịch không hưởng quyền, cổ phiếu VNM chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20% mệnh giá (mỗi cổ phiếu được nhận 2.000đ cổ tức). Giá VNM đóng cửa của ngày giao dịch trước đó là 120.000 đồng/cổ phiếu. Giá tham chiếu đã điều chỉnh của cổ phiếu VNM tại ngày giao dịch không hưởng quyền là 118.000 đồng/cổ phiếu.

Khi đó:

Giá của một chứng quyền không thay đổi.

Giá thực hiện quyền và tỷ lệ chuyển đổi mới của chứng quyền mua này được điều chỉnh như sau:

 

  • Giá thực hiện quyền mới:

140.000 đồng x (118.000 đồng/ 120.000 đồng) = 137.670 đồng

  • Tỷ lệ chuyển đổi mới:

1:1 x (118.000 đồng/ 120.000 đồng) = 1: 0,983

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Cách định giá chứng quyền

Tại sao chứng quyền có giá trị thời gian

Xác định lời lỗ khi mua bán chứng quyền có bảo đảm