Kiến thức
Việc giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ giúp nhà đầu tư phòng hộ rủi ro (Hedging) khi có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và bảo vệ danh mục đầu tư liên quan đến biến động giá của tài sản.
Giả sử bạn là người chịu trách nhiệm quản lý một danh mục cổ phiếu đã được đa dạng hóa. Phân tích các điều kiện của thị trường khiến bạn tin rằng thị trường chứng khoán nhạy cảm bất thường với một đợt giảm giá trong vài tháng tới, điều này khiến bạn lo lắng và tin rằng cần phải thực hiện động thái phòng ngừa. Bạn quyết định sử dụng các hợp đồng tương lai chỉ số để bảo vệ danh mục cổ phiếu trước đà sụt giảm giá trị trong khi vẫn tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại.
Khi nhà đầu tư tham gia mua và bán đồng thời một/ nhiều loại chứng khoán phái sinh thì có thể tận dụng sự chênh lệnh giá giữa các chứng khoán phái sinh để thu về lợi nhuận phi rủi ro. Trong đó, nhà đầu tư đồng thời mua và bán các hợp đồng phái sinh khác nhau là chiến lược được sử dụng khi nhận thấy cơ hội giao dịch chênh lệch giá giữa 2 hợp đồng hơn là đặt cược vào chiều biến động của thị trường. Hai hợp đồng phái sinh cùng tài sản cơ sở nhưng khác thời gian đáo hạn. Do chiến lược Spread bao gồm 2 giao dịch mua và bán đồng thời của các hợp đồng phái sinh có độ tương quan cao nên thường được coi là ít rủi ro hơn đối với nhà đầu tư.
Ví dụ: Hợp đồng VN30F1804 có giá là 1160 điểm, trong khi hợp đồng VN30F1805 có giá là 1170 điểm. Vậy chênh lệch của 2 hợp đồng hiện tại là 20 điểm. Còn Fair Value của hợp đồng tháng 4 là 1.175 điểm. Do đó, chúng ta sẽ thực hiện chiến lược Spread bằng cách: thực hiện vị thế Mua đối với hợp đồng VN30F1804 và đồng thời thực hiện vị thế Bán đối với hợp đồng VN30F1805 với cùng số lượng hợp đồng. Nếu giá hợp đồng VN30F1804 tăng lên 1.170 điểm (gần mức Fair Value), còn VN30F1805 giảm nhẹ còn 1.175 điểm. Sau đó, chúng ta đóng cả 2 vị thế Mua và Bán thì mức sinh lời lời được là 10 điểm của vị thế Mua và lỗ 5 điểm ở vị thế Bán, vậy mức sinh lời cuối cùng là 5 điểm.
Giao dịch kiếm lời từ sự biến động giá của chỉ số hợp đồng tương lai hay còn gọi là đầu cơ chỉ số hợp đồng tương lai. Đây là phương thức giao dịch phổ biến nhất của nhà đầu tư cá nhân với hy vọng kiếm lợi nhuận từ chỉ số tương lai thay vì đầu tư ở thị trường cơ sở.
Chứng khoán cơ sở | Chứng khoán phái sinh | |
Ký quỹ | 100% tiền và cổ phiếu trong tài khoản |
Ký quỹ theo tỷ lệ quy định là 13% giá trị hợp đồng nhưng đề phòng rủi ro, các công ty chứng khoán thường yêu cầu mức kỹ quỹ cao hơn, từ 15-20%. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh là việc nhà đầu tư đặt cọc 1 khoản tiền để đảm bảo các giao dịch của mình. |
Thời hạn sở hữu | Không giới hạn | Sở hữu đến ngày đáo hạn. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày thứ Năm lần thứ 3 của tháng. |
Khối lượng phát hành | Theo quy mô của doanh nghiệp | Không giới hạn |
Khối lượng giao dịch tối thiểu | 100 cổ phiếu | 1 hợp đồng |
Khối lượng giao dịch tối đa/lệnh | Không giới hạn | 500 hợp đồng/lệnh |
Thời gian thanh toán |
T+2 tiền về tài khoản T+3 chứng khoán về tài khoản |
T+0 ghi nhận sở hữu vị thế T+1 tiền về tài khoản |
Cơ chế giao dịch | Chỉ được phép Mua | Được Mua và Bán khống |
>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:
Ba chiến lược đầu tư trong chứng khoán phái sinh
Các bài viết liên quan
Các bài viết nổi bật nhất
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
29/06/2018 1166969
Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
14/05/2019 336830
Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0
25/05/2018 271561
Các bài viết mới nhất
Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023
23/12/2022 7955
ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)
23/12/2022 2104