Kiến thức
Heikin-Ashi là một loại “thanh trung bình” bắt nguồn từ Nhật và sử dụng trong các mô hình biểu đồ, và phù hợp với các chiến lược giao dịch theo xu hướng. Heikin nghĩa là “trung bình” và Ashi nghĩa là “nhịp độ”.
Biến động giá trong khung thời gian được biểu thị bằng một cây “nến”. Các mức giá trong khung thời gian của Heikin-Ashi có sự phụ thuộc vào mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất của ngày hôm trước. Cây nến Heikin-Ashi được biểu thị như sau:
Lưu ý: Có thể thấy cây nến màu xanh xuất hiện khi mức giá đóng cửa nhỏ hơn mức trung bình của giá đóng cửa và mở cửa nến ngay trước đó, và cây nến đỏ xuất hiện khi trường hợp ngược lại xảy ra.
Trên phần mềm Amibroker:
Trên phần mềm Amibroker nhà đầu tư có thể dùng công thức sau để sử dụng đồ thị nến HeikinAshi:
HeikinAshiClose = (O + H + L + C)/4;
HeikinAshiOpen = AMA( Ref( HeikinAshiClose, -1 ), 0.5 );
HeikinAshiHigh = Max( H, Max( HeikinAshiClose, HeikinAshiOpen ) );
HeikinAshiLow = Min( L, Min( HeikinAshiClose, HeikinAshiOpen ) );
xDiff = (HeikinAshiHigh - HeikinAshiLow) * 10000;
barcolor = IIf(HeikinAshiClose >= HeikinAshiOpen,colorGreen,colorRed);
PlotOHLC( HeikinAshiOpen, HeikinAshiHigh, HeikinAshiLow, HeikinAshiClose, "", barcolor, styleCandle );
Khi sử dụng Heiken Ashi, chiến lược chủ đạo là giao dịch theo xu hướng khi có những lợi thế sau so với nến Nhật thông thường: Tín hiệu nến Heikin Ashi, nhận biết xu hướng và mẫu hình giá.
a. Thân nến dài + Có màu xanh + Bóng nến phía trên dài + Bóng nến phía dưới ngắn (hoặc không có bóng nến dưới) là biểu thị xu hướng tăng: Nhà đầu tư nên Mua hoặc nắm giữ để tối ưu hóa lợi nhuận.
b. Thân nến dài + Có màu đỏ + Bóng nến phía trên ngắn (hoặc không có bóng nến trên) + Bóng nến phía dưới dài là biểu thị xu hướng giảm: Đây là tín hiệu xấu, nhà đầu tư nên tránh tham gia.
c. Doji - Thân nến ngắn + Bóng nến trên và dưới đều tương đối dài: Đây là tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều, nhà đầu tư ưa mạo hiểm có thể tham gia mua bán tại đây.
a. Nhận biết xu hướng giảm
Thoạt nhìn đường xu hướng của Heikin Ashi không quá khác so với đường xu hướng của nến Nhật thông thường. Tuy nhiên khi so sánh kỹ hơn, có thể thấy khi giá có xu hướng giảm các cây nến đỏ chiếm đa số và đồng thời bóng nến phía trên đều rất ngắn hoặc không xuất hiện.
Đây có thể coi là lợi thế lớn nhất để nhận biết đường xu hướng giảm của Heikin Ashi.
b. Nhận biết đường xu hướng tăng:
Tương tự khi nhận biết xu hướng giảm, trong xu hướng tăng số cây nến xanh xuất hiện đồng đều và áp đảo trong Heikin Ashi, và bóng nến dưới ngắn hoặc không xuất hiện.
Do đặc điểm của Heikin Ashi, các mẫu hình sau thường xuất hiện nhiều (hoặc dễ nhận biết hơn)
a. Tam giác: Việc nhận biết mẫu hình tam giác lúc này là tương đối dễ dàng. Chiến lược là phần quan trọng hơn: Trong trường hợp giá phá vỡ cận trên của tam giác sẽ là cơ hội để mở mua mới và ngược lại nếu giá sập gãy cận dưới của tam giác sẽ là tín hiệu để bán ra.
Ứng dụng tiếp theo cho mẫu hình này là có thể xác định vùng giá mục tiêu tương tự như trong minh họa.
b. Wedges (cái nêm): Có hai loại nêm: nêm tăng và nêm giảm. Trong đó Nêm tăng biểu thị trạng thái yếu dần của xu hướng tăng và ngược lại nên giảm. Tương tự như mẫu hình tam giác khi giá phá vỡ một trong hai cận trên hoặc dưới sẽ là tín hiệu mua bán cho nhà đầu tư.
Trương Thái Đạt – Bộ phận chiến lược thị trường
Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HSC
Các bài viết nổi bật nhất
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
29/06/2018 1166935
Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
14/05/2019 336788
Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0
25/05/2018 271551
Các bài viết mới nhất
Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023
23/12/2022 7759
ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)
23/12/2022 2062