Các loại chứng khoán phái sinh mà các nhà đầu tư cần biết

Chia sẻ trên:    2182

Ngoài cổ phiếu và trái phiếu, thị trường chứng khoán còn có nhiều loại công cụ giúp các nhà đầu tư sinh lời vô cùng cao, một trong số đó chính là chứng khoán phái sinh. Đây không còn là điều xa lạ gì với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ít người biết đến chứng khoán này có bao nhiêu loại. Bài viết dưới đây HSC sẽ giới thiệu đến một số loại của chứng khoán này, cùng xem đó là gì nhé!

Khái niệm

Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một dạng hợp đồng tài chính bởi hai bên về một giao dịch sẽ được thực hiện vào một thời điểm cụ thể nào đó trong tương lai. Giao dịch này được thỏa thuận trong bản hợp đồng, thường sẽ liên quan đến việc mua hoặc bán một loại tài sản. Tài sản cơ sở của chứng khoán này có thể là công cụ tài chính như cổ phiếu hay trái phiếu, hoặc các loại hàng hóa như nông sản hay kim loại. 

Lợi ích 

Có thể nói, loại chứng khoán này có nhiều lợi ích nổi bật, thu hút nhiều nhà đầu tư rót tiền vào. Đó là:

  • Đòn bẩy cao: Với đặc điểm chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, thì hợp đồng tương lai sẽ mang đến cho các nhà đầu tư mức đòn bẩy vô cùng cao, có thể làm cho số lãi mà các nhà đầu tư nhận được cao hơn nhiều so với số tiền vốn bỏ ra.

Ưu điểm đòn bẩy nổi bật của chứng khoán phái sinh

  • Giao dịch nhiều lần trong ngày: Thông thường, khi tiến hành giao dịch ở thị trường cơ sở, những người đầu tư phải chờ 2 ngày để cổ phiếu về tài khoản của mình sau khi mua nó sau đó thì mới có thể tiến hành bán ra. Tuy nhiên, với hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư có thể mua bán liên tục trong cùng một ngày. Vậy nên, họ kiếm được nhiều lợi nhuận dù thị trường chứng khoán có biến động ra sao.

Giao dịch T+0, không cần chờ hàng về

  • Giảm bớt rủi ro trong quá trình giao dịch: Khi tham gia đầu tư ở thị trường phái sinh, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro khi biến động giá ở các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

Xem thêm: Tìm hiểu công cụ tài chính đem đến lợi nhuận cao cùng HSC

Có bao nhiêu loại?

Thị trường phái sinh hiện có 4 loại chứng khoán phái sinh, bao gồm Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn và cuối cùng là Hợp đồng hoán đổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sản phẩm phái sinh mới chỉ có Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và HNX30 được phép giao dịch trên sàn.

Hợp đồng kỳ hạn

Đây là một thỏa thuận giữa người mua và người bán về một loại tài sản ở một thời điểm cụ thể trong tương lai, và mức giá giao dịch đã được xác định ở thời điểm hiện tại. Sau đây là một ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn về loại hợp đồng này. 

Giả sử bạn là một người chuyên bán trái vải và giá trái vải vào đầu tháng 11 là 50.000/ kg. Bằng các kinh nghiệm trồng trọt lâu năm, bạn nhận ra giá vải khi vào mùa sẻ giảm xuống, đồng nghĩa với việc bạn buộc phải bán nó với giá thấp hơn và lợi nhuận thu về sẽ không cao. Chính vì thế, bạn quyết định ký hợp đồng với người mua đến cuối tháng 11 sẽ giao toàn bộ số vải thu được với mức giá 50.000 đồng, dù giá cả thị trường có biến động ra sao. Với cách làm này, bạn sẽ tránh được các rủi ro khác vì giảm giá.

Hợp đồng tương lai 

Nói một cách đơn giản, đây là một hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa giữa bên mua và bên bán nhằm trao đổi về một tài sản cụ thể, có chất lượng cùng như khối lượng chuẩn hóa với mức giá đã được thỏa thuận trong thời điểm hiện tại, nhưng lại giao hàng vào một ngày cụ thể trong tương lai. 

Ví dụ như bên A thỏa thuận với bên B vào ngày 1/11 rằng sẽ mua 200kg cà phê trong vòng 1 tháng với giá 300.000 đồng/ kg. Sau khi đến thời điểm giao hàng, bên A bán đúng 200kg với mức giá thỏa thuận ban đầu cho bên B, dù giá cà phê lúc ấy đã tăng lên 350.000 đồng/ kg.

Hợp đồng quyền chọn

Đây là loại hợp đồng mà người nắm giữ nó có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua/bán một loại tài sản cơ sở tại thời điểm nhất định ở tương lai với mức giá đã được xác định. Loại hợp đồng này bao gồm hai quyền, đó là quyền chọn mua và quyền chọn bán. Trong khi người bán hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch, thì người nắm giữ nó chọn thực hiện quyền. 

Hợp đồng quyền chọn có hai quyền khác nhau

Vẫn là ví dụ bán cà phê của bên A và bên B, bên A mua từ bên B một bản hợp đồng quyền chọn mua 200kg cà phê với giá 300.000 đồng/ kg, với thời hạn 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/6/2021. Theo bản hợp đồng này, vào ngày đáo hạn (1/12/2021), bên A có quyền không mua hoặc mua 200kg cà phê đó, chỉ cần bên A thấy có lợi cho mình. Tuy nhiên, nếu bên A đồng ý mua số lượng cà phê đó với giá 300.000 đồng/ kg, thì bên B bắt buộc phải bán toàn bộ số cà phê đó cho bên A, dù giá cà phê tại thời điểm đó trên thị trường có tăng hay giảm như thế nào đi nữa.

Hợp đồng hoán đổi

Đây cũng là loại CKPS cuối cùng. Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận giữa các bên về việc đồng ý thực hiện các đợt thanh toán định kỳ lẫn nhau, hoặc trao đổi những dòng tiền trong tương lai, phát sinh từ các công cụ tài chính. Loại hợp đồng này được tính từ ngày bắt đầu ký kết hoặc ngày định giá cho đến ngày kết thúc hoặc ngày đáo hạn.

Hợp đồng hoán đổi mang lợi ích cho cả hai bên ký kết

Một ví dụ sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về loại hợp đồng này. Ông A có đầu tư khoản 100 triệu với lãi suất 6%, đồng thời ông B cũng gửi ngân hàng 100 triệu cũng với lãi suất 6%. Sau đó, cả hai bên cùng ký hợp đồng hoán đổi. Theo bản hợp đồng, ông A sẽ phải trả cho ông B một khoản tiền từ vốn đầu tư ban đầu của mình, và ông B cũng sẽ trả cho ông B lợi tức 6 triệu đồng/ năm. Với bản hợp đồng này, ông A vẫn giữ lại được khoản đầu tư của mình và có nguồn thu nhập ổn định hằng năm. Còn ông B thì vẫn có cơ hội để hưởng lợi tức từ số tiền đầu tư ban đầu của ông A, dù không phải là người sở hữu nó.

Tại Việt Nam, thì thị trường chứng khoán phái sinh hiện đang cung cấp 2 dòng sản phẩm chủ yếu đó là: hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu - hợp đồng tương lai VN30 và hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ. Trong đó, hợp đồng tương lai VN30 được đánh giá có thanh khoản cao và ổn định nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh ở trong nước.

Lời kết

HSC hy vọng những thông tin vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về loại chứng khoán phái sinh này và tận dụng nó để đem lại lợi nhuận cho mình nhé!