Kiến thức
Trái phiếu - một sản phẩm khác của chứng khoán cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. So với cổ phiếu, khi nắm giữ trái phiếu, nhà đầu tư ít chịu rủi ro hơn, cũng như xác định trước được số lãi nhận được khi đến ngày đáo hạn. Vậy trái phiếu là gì, tại sao cổ phiếu và trái phiếu lại có xu hướng tăng giảm trái ngược nhau. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu các vấn đề thắc mắc khi đầu tư trái phiếu.
Trước khi đi tìm lời giải cho các thắc mắc của nhà đầu tư, hãy cùng tìm hiểu trái phiếu là gì, thị trường Việt Nam hiện đang có các loại trái phiếu gì. Trái phiếu được hiểu là chứng nhận huy động vốn và nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành trái phiếu với người sở hữu trái phiếu (trái chủ) trong 1 thời gian xác định với 1 lợi tức quy định sẵn.
Về các loại trái phiếu, có thể xác định dựa trên tiêu chí như đơn vị phát hành, lợi tức nhận được, hay hình thức sở hữu…
Dựa trên đơn vị phát hành, trái phiếu có 3 loại chính là trái phiếu chính phủ, trái phiếu của ngân hàng/các tổ chức tài chính và trái phiếu doanh nghiệp.
Dựa trên lợi tức nhận được, trái phiếu được chia thành:
Trái phiếu có lãi suất cố định (nhà đầu tư biết được nhận được bao nhiêu % lợi nhuận dựa trên mệnh giá sở hữu)
Trái phiếu có lãi suất thả nổi (lợi nhuận của nhà đầu tư qua từng kỳ đáo hạn không cố định)
Trái phiếu có lãi suất bằng 0 (nhà đầu tư được mua với mức chiết khấu và đến ngày đáo hạn sẽ nhận số tiền đúng bằng mệnh giá trái phiếu đang sở hữu)
>> Xem thêm: Điểm khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu trong chứng khoán
Trái phiếu doanh nghiệp có lãi cố định là 11% năm với thời hạn 2 năm
Dựa trên mức độ đảm bảo, trái phiếu được chia làm 2 loại là có tài sản đảm bảo (bất động sản hoặc chứng khoán ký quỹ) và không có tài sản đảm bảo.
Dựa trên hình thức sở hữu, trái phiếu được chia thành:
Trái phiếu vô danh (không ghi tên người mua và trong sổ sách của đơn vị phát hành, người nắm giữ trái phiếu sẽ được hưởng lợi tức và thanh toán khi đáo hạn.
Trái phiếu ghi danh: người sở hữu sẽ được ghi tên trên trái phiếu và trong sổ sách của đơn vị phát hành.
Dựa trên tính chất của trái phiếu, có 3 loại hình là: trái phiếu có thể chuyển đổi (có thể chuyển sang cổ phiếu của công ty theo tỷ lệ và trong thời gian quy định), trái phiếu có quyền mua cổ phiếu (có thể mua 1 số lượng cổ phiếu nhất định) và trái phiếu có thể mua lại (nhà phát hành có quyền mua lại trước ngày đáo hạn.
Khi đã hiểu trái phiếu là gì, nhà đầu tư thường băn khoăn khi đầu tư loại chứng khoán này sẽ nhận được lợi ích như thế nào. Lợi ích đầu tiên mà nhà đầu tư nhận thấy ngay đó chính là biết trước được mức lợi nhuận cũng như kỳ hạn nắm giữ. Đây là một kênh đầu tư sinh lời nhanh hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng và dành cho những nhà đầu tư không thích mạo hiểm với như giao dịch cổ phiếu. Ngoài ra, khi đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư sẽ có quyền ưu tiên hơn so với cổ phiếu trong tình huống xấu (doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản). Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được ưu tiên lấy lại vốn đầu tư trước các cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu).
Với những nhà đầu tư chứng khoán, việc thêm trái phiếu vào danh mục tạo sự đa dạng và an toàn cho khoản vốn bỏ ra của mình. Nhờ đó, chúng sẽ làm giảm bớt rủi ro danh mục so với nhà đầu tư chỉ thực hiện giao dịch chứng khoán đơn thuần.
Đầu tư trái phiếu cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro xuất phát từ yếu tố nền kinh tế và doanh nghiệp
Cũng như các sản phẩm chứng khoán khác, đầu tư cổ phiếu cũng tiềm ẩn những rủi ro. Chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp có thể chịu rủi ro từ lạm phát, lãi suất, thanh khoản, tín dụng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro với trái phiếu đang nắm giữ và có chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.
Khi mua bán trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chịu các loại phí như phí giao dịch (thường 0,1-0,2% giá trị giao dịch), phí chuyển nhượng áp dụng với trái phiếu doanh nghiệp OTC (giao dịch thủ công tại quầy không chính thức), phí môi giới, phí lưu ký trái phiếu (khoảng 0,2 VNĐ/trái phiếu/tháng). Ngoài các loại phí trên, nhà đầu tư còn phải chịu thuế khi bán trái phiếu (0.1% dựa trên giá bán) và thuế thu nhập cá nhân khi nhận lãi đáo hạn trái phiếu (5% trên mức lãi thực nhận).
>> Xem thêm: 3 điều cần biết khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp
Giá cổ phiếu và chứng khoán thường ngược chiều nhau
Nền kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm khi các công ty bắt đầu công bố thu nhập tốt. Khi thị trường chứng khoán tăng điểm, các nhà đầu tư bán trái phiếu và mua cổ phiếu, hy vọng giá tăng với tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với mức họ nhận được trên trái phiếu. Điều này khiến giá trái phiếu giảm xuống và làm tăng lợi tức.
Khi nền kinh tế suy yếu, các công ty công bố lợi nhuận thấp và các nhà đầu tư bán cổ phiếu để đưa tiền vào các khoản đầu tư thận trọng như trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Điều này làm cho giá trái phiếu tăng và giá cổ phiếu giảm. Khi giá trái phiếu tăng, lợi tức giảm. Điều này giúp lãi suất cho vay giảm, các doanh nghiệp dễ dàng vay tiền để mở rộng hoạt động, từ đó thúc đẩy phục hồi nền kinh tế yếu kém.
Giá cổ phiếu và trái phiếu thường ngược chiều nhau. Khi cổ phiếu tăng thì giá trái phiếu giảm và ngược lại. Có 4 trường hợp dưới đây, giá cổ phiếu và trái phiếu có thể tăng/ giảm đồng thời.
Khi cổ phiếu đang hoạt động tốt nhưng các nhà đầu tư vẫn hoài nghi về việc chúng sẽ hoạt động tốt trong bao lâu. Lúc này các nhà đầu tư tiếp tục bỏ tiền vào cổ phiếu nhưng cũng đầu tư vào trái phiếu đề phòng trường hợp thị trường chứng khoán giảm điểm. Điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu giữa cổ phiếu và trái phiếu, và nhu cầu đó làm tăng giá đối với cả hai loại hình đầu tư.
Tâm lý nhà đầu tư có thể là nguyên nhân khiến cổ phiếu và trái phiếu cùng tăng giá
Ngoài ra, các nhà đầu tư tin tưởng chính phủ và các công ty phát hành trái phiếu vẫn duy trì tình hình tài chính khả quan để thực hiện thanh toán lãi suất trái phiếu. Điều này làm tăng giá trị trái phiếu. Đồng thời, sự tự tin đó có thể làm cho cổ phiếu của công ty cũng khởi sắc. Các nhà đầu tư lý do rằng giá trị cổ phiếu sẽ tăng tương ứng.
Trường hợp thứ ba giúp cả cổ phiếu và trái phiếu cùng tăng, cùng giảm đó là lãi suất. Khi lãi suất thấp trong một thời gian dài, trái phiếu có xu hướng giữ nguyên giá trị. Lãi suất tăng khiến giá trị trái phiếu giảm xuống, bởi vì khi lãi suất cao hơn giá trái phiếu phải trả, các nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn với trái phiếu mới được phát hành với lãi suất cao hơn. Họ sẽ không mua trái phiếu cũ có mức lãi suất thấp hơn.
Trong thời kỳ lãi suất thấp, trái phiếu vẫn giữ nguyên giá trị hoặc thậm chí tăng giá trị bởi vì các nhà đầu tư không nhìn thấy lợi nhuận tốt hơn trong tương lai với các vấn đề mới hơn. Đồng thời, cổ phiếu vẫn hấp dẫn vì lãi suất không ăn vào lợi nhuận doanh nghiệp khi các công ty vay tiền. Trong trường hợp này, cả cổ phiếu và trái phiếu đều có thể tăng giá.
Cuối cùng, lạm phát gia tăng đều ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu và trái phiếu. Khi lạm phát tăng, các công ty phải trả nhiều tiền hơn cho nguyên liệu, sản phẩm và nguồn cung cấp, làm giảm lợi nhuận. Điều đó làm cho cả cổ phiếu và trái phiếu trở nên rủi ro hơn. Tuy nhiên, khi lạm phát thấp, lãi suất trái phiếu có thể trả cho nhà đầu tư đủ để đánh bại lạm phát và có lãi. Điều này làm cho trái phiếu trở nên hấp dẫn và giá trị của chúng tăng lên. Đồng thời, vì các công ty bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khi lạm phát thấp, cổ phiếu cũng có sức hút với nhà đầu tư hơn. Các công ty có lợi nhuận có xu hướng phát triển và cổ phiếu của họ cũng phát triển theo. Trong hoàn cảnh đó, cổ phiếu và trái phiếu tăng giá cùng một lúc.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ trái phiếu là gì, lợi ích khi đầu tư loại chứng khoán này cũng như lý giải các thắc mắc trong quá trình giao dịch. Đăng ký ngay tài khoản chứng khoán tại HSC để được tư vấn về trái phiếu cũng như cách tối đa hóa lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán.
Các bài viết liên quan