Cách đọc mã chứng quyền & các thông tin cơ bản của một chứng quyền

Chia sẻ trên:    21450

 

 

1. Cách đọc mã chứng quyền

Hướng dẫn cách đọc mã chứng quyền có bảo đảm

 

2. Các thông tin cơ bản của một chứng quyền

Giống như các sản phẩm chứng khoán phái sinh, có khá nhiều thông tin liên quan đến một chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW) mà nhà đầu tư cần biết trước khi giao dịch.

Thông tin Ý nghĩa
Chứng khoán cơ sở Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF.
Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở và phải đáp ứng các tiêu chí tối thiểu về vốn hóa thị trường, thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng.
Giá chứng quyền

Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền có bảo đảm.

Giá thực hiện  Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi chứng quyền có bảo đảm đáo hạn. 
Tỷ lệ chuyển đổi

Cho biết số chứng quyền có bảo đảm mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: Chứng quyền mua có tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, có nghĩa là để mua một chứng khoán cơ sở nhà đầu tư cần sở hữu 10 chứng quyền có bảo đảm.

Ví dụ: Chứng quyền mua có tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, có nghĩa là để mua một chứng khoán cơ sở nhà đầu tư cần sở hữu 10 chứng quyền có bảo đảm.

Thời hạn chứng quyền  Là thời gian lưu hành của chứng quyền có bảo đảm, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng.
Ngày giao dịch cuối cùng Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch.
Ngày đáo hạn Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.
Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền Bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu chứng quyền có bảo đảm sẽ nhận được khoản tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.

 

Xem thêm:

Chứng quyền có bảo đảm là gì

 Cách thức giao dịch chứng quyền