Tại sao chứng quyền có giá trị thời gian?

Chia sẻ trên:    5175

Theo lý thuyết, giá trị của một chứng quyền có bảo đảm khi chưa đáo hạn bao gồm:

Giá trị chứng quyền có bảo đảm (premium) = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian

 

Giá trị nội tại

Giá trị nội tại của chứng quyền có bảo đảm chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của chứng quyền.

Khi chứng quyền đang lưu hành, chứng quyền luôn tồn tại một trong ba trạng thái sau:

Giá trị nội tại là giá trị tự bản thân mà chứng quyền có, không bị mất đi theo thời gian. Giá trị này chỉ bị ảnh hưởng khi giá chứng khoán cơ sở thay đổi và với các chứng quyền nào ở trạng thái có lãi (ITM) thì mới có giá trị nội tại. Tại các trạng thái OTM và ATM, chứng quyền có bảo đảm không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị về thời gian.

 

Giá trị thời gian

Giá trị thời gian của chứng quyền có bảo đảm là chênh lệch giữa giá của chứng quyền có bảo đảm trên thị trường và giá trị nội tại của chứng quyền đó.

Giá trị thời gian là giá trị từ lúc chứng quyền được phát hành cho đến khi chứng quyền đáo hạn. Điều đó có nghĩa là tất cả chứng quyền đều có giá trị thời gian bất kể trạng thái ITM, ATM hay OTM.

Thời gian đáo hạn càng dài thì khả năng xảy ra biến động giá tài sản cơ sở càng cao, dẫn đến giá trị thời gian của chứng quyền bảo đảm càng cao. Ngược lại, càng gần thời điểm đáo hạn thì khả năng xảy ra biến động giá tài sản cơ sở càng thấp, dẫn đến giá trị thời gian của chứng quyền có bảo đảm càng thấp. Khi đó, giá trị thời gian của chứng quyền có bảo đảm sẽ giảm đi và trở về 0 khi chứng quyền đáo hạn.

 

>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:

Cách định giá chứng quyền

Cách thức giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Xác định lãi lỗ khi mua bán chứng quyền có bảo đảm