Kiến thức
Mô hình bẫy giá là khi giá thoát khỏi khu vực tích lũy trong ngắn hạn, khu vực tích lũy này thường được tính là 2-3 phiên. Nó cho thấy sự rũ bỏ quan trọng của các nhà đầu tư lớn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua đuổi theo đà bứt phá của giá. Đây là tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều của giá. Mô hình thông thường mà chúng ta thường gặp nhất đó là sau một phiên tăng giả (Fail Break-out) là một phiên đảo chiều che lấp đi thành quả của phiên trước hoặc thậm chí tiêu cực hơn giá đóng cửa bên dưới/trên của khu vực tích lũy (như hình 1). Ngoài ra, mô hình bẫy giá còn được thể hiện qua sự đảo chiều ngay trong phiên và phiên sau đó là nhịp tăng mạnh xác nhận cho xu thế đảo chiều (như hình 2).
Khoảng trống giá tăng (Gap Up) là khoảng cách giữa giá cao nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm sau. Khoảng trống giảm giá (Gap Down) là khoảng cách giữa giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá cao nhất của phiên giao dịch hôm sau.
Có 4 loại khoảng trống giá phổ biến là: Common Gap, Breakaway Gap, Runaway Gap và Exhaustion Gap.
Common Gap được xem là không có ý nghĩa giúp ích nhiều trong giao dịch. Nó xuất hiện khi có tin về chia cổ tức, sực xuất hiện không đi kèm khối lượng giao dịch gia tăng. Loại Gap này thường được lấp Gap ngay sau những phiên sau đó.
Break Away Gap xuất hiện khi hành động giá bị phá vỡ vượt khỏi vùng giao dịch ổn định một cách mạnh mẽ bất ngờ. Chúng ta sẽ có vùng kháng cự và vùng hỗ trợ, giá sẽ dao động trong vùng này. Để phá vỡ vùng này cần có kích thích hưng phấn của người mua ( phá kháng cự ) hoặc sự thất vọng của người bán ( phá hỗ trợ). Điều kiện để giúp chúng ta nhận ra Gap này là khối lượng giao dịch tăng đột biến. Việc xuất hiện khối lượng tăng ở chổ này là do nhiều người bất ngờ nhận thấy việc mua trước đó là sai lầm, hoặc bán trước đó là sai lầm sẽ bán mạnh. Điều này cho thấy 1 sự thay đổi, một cơ hội. Điểm phá vỡ sẽ chuyển từ hỗ trợ sang kháng cự (Gap giảm) và kháng cự thành hỗ trợ (Gap tăng). Và sau Gap này ta sẽ có 1 đường xu hướng mới cho chứng khoán.
Run Away Gap được tạo ra do sự gia tăng quan tâm đến cổ phiếu. Với Gap tăng, nó thể hiện cho 1 lượng nhà đầu tư đúng ngoài thị trường trong suốt xu hướng tăng của nó trước đó, họ chờ đợi sự phá vỡ kháng cự của giá mới quyết định tham gia thị trường. Gap này thể hiện sự hoảng loạn tâm lý nhà đầu tư. Cho ta 1 tính hiệu tốt cho xu hướng tăng tiếp tục cùng với những tin tức tốt của chứng khoán. Với Gap giảm, điều này xảy ra khi sự gia tăng bán ra của nhưng nhà đầu tư trung dài hạn, bất ngờ tham gia thị trường. Điều này trở nơn nghiệm trong cho những người nắm cổ phiếu ví sẽ không biết bán cho ai. Giá sẽ giảm mãi cho đến khi gập được người đồng ý mua.
Exhausion Gap xảy ra gần sự kết thúc của xu hướng tăng hoặc là đáy của xu hướng giảm. Đi kèm với Gap là khối lượng gia tăng mạnh, chúng ta có thể sẽ nhầm nó với Runaway Gaps, nếu khong để ý đến khối lượng của nó tăng đột biến. Với thị trường down-trend, sự xuất hiện của Gap là mất kiên nhẫn của một lượng nhà đầu tư đang nắm giử cổ phiếu. Một sự thanh lý không được bình thường. Gap sẽ nhanh chống được lấp đảo ngược xu hướng giảm. Tương tự vậy với thị trường up-trend, việc mua quá mức khi người mua mất kiên nhẫn với cổ phiếu tiết cung. Khối lượng lớn khớp lệnh bất ngờ xuất hiện, có sự chốt lời, và cầu cổ phiếu sụt giảm.
Có thể nhà đầu tư quan tâm:
Phân tích kỹ thuật phát hiện sớm đảo chiều xu hướng
Mức độ giảm của mỗi nhịp đảo chiều
Các bài viết nổi bật nhất
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
29/06/2018 1166935
Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
14/05/2019 336789
Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0
25/05/2018 271551
Các bài viết mới nhất
Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023
23/12/2022 7763
ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)
23/12/2022 2062