Thực hiện: CHÂU PHẠM
Bộ phận chiến lược thị trường PCD Research
TRÁI PHIẾU BỊ BÁN MẠNH KHI DỮ LIỆU KINH TẾ TỐT LÊN
Phiên giao dịch cuối tuần mang đậm sắc thái điều chỉnh từ thị trường. Với dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp tốt lên bất ngờ, kênh trái phiếu đã bị bán khá mạnh tay.
Thị trường nghỉ trong phiên giao dịch trước đó khiến biến động giá trở nên mạnh hơn. Cụ thể, chỉ trong 2 tiếng giao dịch cuối phiên, lãi suất trái phiếu 10 năm đã kéo lên mức 2.06% từ mức 1.94%. Với diễn biến này, thị trường đang lo sợ ảnh hưởng khả năng FED cắt giảm lãi suất và theo đó dòng vốn từ chứng khoán đã bị đột ngột rút ra.
Đây là dấu hiệu tiêu cực vì thị trường đang trông đợi quá nhiều vào "thuốc kích thích" cắt giảm lãi suất thay vì nội lực tăng trưởng từ kinh tế.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm trong phiên giao dịch kết tuần cho thấy dấu hiệu khá thú vị với đà tăng trưởng toàn cầu vào lúc này. Hầu như cả thị trường đợi vào tín hiệu cắt giảm lãi suất từ FED hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, bảng lương phi nông nghiệp tối thứ 6 công bố hoàn toàn tích cực khi số lượng lao động mới tham gia vào thị trường đạt 224k, trong khi dự đoán chỉ nằm ở mức 164k. Tuy nhiên, con số này lại khiến cho nhà đầu tư lo sợ FED sẽ không cắt giảm lãi suất khi dấu hiệu thị trường đang trở nên tích cực hơn.
Theo đó, khả năng cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm 2019 đã giảm mạnh. Trái phiếu chính phủ 10 năm tăng trở lại mức 2.05%. Trong khi đó mức lãi suất 2 năm tăng 1.87%. Kênh vàng, nơi trú ẩn an toàn cho tài sản, đã giảm 1.4% xuống mức $1400.10/ounce. Trong khi đó đồng USD tăng ngược trở lại 0.6%.
Một thông tin tiêu cực khác đến với thị trường khi Deutsche Bank, ngân hàng đầu tư toàn cầu từ Đức, thực hiện cắt giảm bộ phận giao dịch chứng khoán toàn cầu. Đi cùng với quyết định này là việc sa thải hơn 18.000 lao động và cắt giảm 74 tỷ USD chi phí duy trì bộ phận này. Ngoài mảng kinh doanh không hiệu quả, đây cũng là động thái đầu tiên cho thấy dự báo về triển vọng kinh tế trong dài hạn không thật sự tích cực.
Tâm lý thị trường chung không ủng hộ đà tăng của chỉ số vào lúc này. Tuy nhiên, với đà tăng chỉ số Vn30 đang được duy trì tích cực, kỳ vọng tăng trưởng vẫn còn khá lớn. Chiến lược canh Mua thấp Bán cao ngắn hạn trong phiên được ưu tiên trong phiên giao dịch hôm nay.
KHUYẾN NGHỊ
Dành cho nhà đầu tư cổ phiếu: Quan sát
Dành cho nhà đầu tư thị trường phái sinh VN30F1907:
- Kịch bản Long: khi giá điều chỉnh về 877. Mục tiêu: 887 Cắt lỗ: < 872
- Kịch bản Short: khi giá hồi phục lên 888. Mục tiêu: 880. Cắt lỗ: > 892
Tin tức - sự kiện |
Ảnh hưởng |
Thời gian |
Biên bản cuộc họp FOMC |
Nêu lên quan điểm điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn từ FED |
1:00 sáng thứ 5 |
Biểu đồ tương quan biến động VN30 đối với Thị trường phát triển và Thị trường mới nổi 08/07/2019
Đường màu đỏ: VN30
Đường màu xanh lá: Thị trường mới nổi
Đường màu xanh dương: Thị trường phát triển
Biến động 1% từ các thị trường |
DOW JONES |
HANG SENG |
NIKKEI |
KOSPI |
SHANGHAI |
SET |
BOND |
VN30 biến động |
0.188% |
0.336% |
0.354% |
0.472% |
0.275% |
0.421% |
0.097% |
Mức độ sai lệch (+/-) |
0.065% |
0.05% |
0.056% |
0.073% |
0.05% |
0.094% |
0.043% |
Độ tin cậy |
96% |
99% |
99% |
99% |
99% |
99% |
97% |
*BOND: Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10Y. | Mô tả: i.e. Đối với biến động từ Nikkei, khi chỉ số Nikkei tăng 1%, VN30 sẽ có xu hướng tăng 0.4% (giữ các điều kiện không đổi)
Chỉ số Fear & Greed Index: đo mức độ cảm xúc của nhà đầu tư.
Ngày: 08/07/2019.
Mức 61 điểm:
Mặc dù thông tin tích cực đến từ thị trường lao động, chỉ số đã có nhịp điều chỉnh.
Tâm lý nhà đầu cũng trở nên tiêu cực hơn khi chỉ số đo cảm xúc về lại mức 61 điểm từ mức 63 trước đó. Điều này cho thấy đà tăng trưởng tại vùng đỉnh của chỉ số đang có dấu hiệu hụt hơi.
Thị trường bắt đầu kì vọng những tín hiệu hỗ trợ từ FED trong biên bản cuộc họp diễn ra vào thứ 5 tuần này.