Thực hiện: CHÂU PHẠM
Bộ phận chiến lược thị trường PCD Research
CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU DUY TRÌ ĐÀ TĂNG
Mặc cho các dấu hiệu tiêu cực liên tiếp xuất hiện trên thị trường tài chính, chứng khoán toàn cầu vẫn tiếp tục duy trì đà tăng điểm. Nhịp điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần chỉ đưa chỉ số MSCI All World về mức 528, đây là nhịp chỉnh lành mạnh trong một đà tăng được xác lập từ trước.
Thị trường theo đó cũng có sự mâu thuẫn khá rõ nét từ các ngân hàng đầu tư toàn cầu. Trong khi Morgan Stanley tìm cách cắt giảm tỷ trọng cổ phiếu, JPMorgan lại đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng cho thị trường chứng khoán. Hành động cụ thể đầu tiên đến từ Deutsche Bank, khi định chế tài chính này đã thực hiện cắt giảm bộ phận giao dịch chứng khoán toàn cầu của mình.
Thị trường chứng khoán Mỹ nối tiếp đà giảm từ thị trường Châu Âu và Châu Á, đồng USD tăng mạnh lên mức cao nhất trong 3 tuần vào phiên giao dịch đầu tuần. Cả thị trường lúc này đang đợi biên bản cuộc họp FOMC với chủ đề cắt giảm lãi suất vào mờ sáng thứ 5. Nhìn lại, chủ tịch Fed Jay Powell đã từng phát biểu: "phòng hơn chữa bệnh". Do vậy, khả năng có tuyên bố cắt giảm lãi suất trong cuộc họp lần này được nâng lên khá cao. Đồng thời, điều này cũng cho thấy mức độ quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các dữ liệu kinh tế gần đây cũng mang màu sắc u ám, và rủi ro thị trường luôn ở mức cao trong thời gian này.
Thị trường Châu Á đã có một phiên giao dịch đáng quên, đặc biệt là chỉ số Trung Quốc. Nhà đầu tư đang cố gắng hạ tỷ trọng cổ phiếu trước cơn bão IPO của bộ công nghệ khoa học mới quốc gia này sở hữu. Trên thị trường Trung Quốc đại lục, CSI 300 đã giảm đến 2.3%, còn Hang Seng giảm 1.5%.
Tâm lý thị trường Việt Nam lúc này trở nên tiêu cực hơn khi chỉ số liên tục loay hoay tại vùng xám xu hướng. Khả năng chỉ số bứt phá vào xu hướng tăng điểm trở lại thấp dần đi, trong khi xu hướng giảm luôn chực chờ. Chiến lược canh Mua thấp Bán cao tiếp tục được ưu tiên trong phiên giao dịch hôm nay.
KHUYẾN NGHỊ
Dành cho nhà đầu tư cổ phiếu: Quan sát
Dành cho nhà đầu tư thị trường phái sinh VN30F1907:
- Kịch bản Long: khi giá điều chỉnh về 870. Mục tiêu: 878 Cắt lỗ: < 866
- Kịch bản Short: khi giá hồi phục lên 888. Mục tiêu: 880. Cắt lỗ: > 892
Tin tức - sự kiện |
Ảnh hưởng |
Thời gian |
Biên bản cuộc họp FOMC |
Nêu lên quan điểm điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn từ FED |
1:00 sáng thứ 5 |
Biểu đồ tương quan biến động VN30 đối với Thị trường phát triển và Thị trường mới nổi 09/07/2019
Đường màu đỏ: VN30
Đường màu xanh lá: Thị trường mới nổi
Đường màu xanh dương: Thị trường phát triển
Biến động 1% từ các thị trường |
DOW JONES |
HANG SENG |
NIKKEI |
KOSPI |
SHANGHAI |
SET |
BOND |
VN30 biến động |
0.188% |
0.336% |
0.354% |
0.472% |
0.275% |
0.421% |
0.097% |
Mức độ sai lệch (+/-) |
0.065% |
0.05% |
0.056% |
0.073% |
0.05% |
0.094% |
0.043% |
Độ tin cậy |
96% |
99% |
99% |
99% |
99% |
99% |
97% |
*BOND: Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10Y. | Mô tả: i.e. Đối với biến động từ Nikkei, khi chỉ số Nikkei tăng 1%, VN30 sẽ có xu hướng tăng 0.4% (giữ các điều kiện không đổi)
Chỉ số Fear & Greed Index: đo mức độ cảm xúc của nhà đầu tư.
Ngày: 09/07/2019.
Mức 58 điểm:
Chỉ số cảm xúc về lại mức 58 điểm từ mức 61. Có thể nói, cảm xúc hoang mang và thận trọng đang thể hiện rõ nét trong dòng tiền đầu tư vào lúc này.
Thời điểm công bố biên bản cuộc họp FOMC đang đến rất gần. Qua đó, lời phát biểu từ Powell, chủ tịch FED, có thể gây biến động lớn cho thị trường tài chính nói chung.
Thị trường đang kỳ vọng FED sẽ đưa ra quan điểm cắt giảm lãi suất cho đợt cuối tháng 7.2019.