Danh sách các thuật ngữ thường gặp khi nghiên cứu và giao dịch chứng quyền có bảo đảm:
1. Chứng quyền là gì? (Warrants là gì?)
Chứng quyền là một loại chứng khoán phái sinh cho phép, nhưng không bắt buộc, người nắm giữ có thể mua/bán một chứng khoán cơ sở ở một mức giá xác định ở một thời điểm xác định trong tương lai.
2. Chứng quyền có bảo đảm là gì? (Covered Warrants là gì?)
Là chứng quyền được bảo đảm bởi bên phát hành. Khi phát hành chứng quyền cho nhà đầu tư, nhà phát hành sẽ có các biện pháp bảo đảm bằng cách mua chứng khoán cơ sở trên thị trường.
3. Quyền mua là gì? (Call)
Loại chứng quyền cho phép bên sở hữu quyền (nhưng không bắt buộc) mua chứng khoán cơ sở ở một mức giá xác định ở một thời điểm xác định trong tương lai.
4. Quyền bán là gì? (Put)
Loại chứng quyền cho phép bên sở hữu quyền (nhưng không bắt buộc) bán chứng khoán cơ sở ở một mức giá xác định ở một thời điểm xác định trong tương lai.
5. Tài sản cơ sở là gì: Chứng khoán cơ sở (Underlying Asset là gì?)
Công cụ chứng khoán phái sinh đều được phát hành dựa trên cơ sở một loại tài sản tài chính. Tài sản đó được gọi là tài sản cơ sở.
Các điều kiện lựa chọn chứng khoán phát hành cùng chứng quyền bao gồm:
• Thuộc nhóm VN30
• Vốn hóa 5 tháng gần nhất đạt trên 5.000 tỷ đồng. Hoặc khối lượng giao dịch tối thiểu bằng 25% lượng cổ phiếu tự do lưu hành trung bình 6 tháng gần nhất.
• Cổ phiếu phải có tỷ lệ cổ phiếu tự do lưu hành tối thiểu 20%
• Không có lỗ lũy kế và kỳ hiện tại có lãi
6. Ngày đáo hạn (Expiry day)
Chứng quyền có ngày đáo hạn được xác định ngay từ khi phát hành bởi bên phát hành. Ngày đáo hạn là ngày chứng quyền không còn khả năng thực hiện quyền.
7. Số ngày còn lại
Số ngày từ thời điểm hiện tại cho đến khi chứng quyền đáo hạn
Thông số nêu trên được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
8. Phương thức thực hiện: Chứng quyền kiểu châu Âu là gì?
Người sở hữu chứng quyền kiểu châu Âu chỉ có thể thực hiện quyền khi chứng quyền đáo hạn.
9. Giá thực hiện là gì? (Strike Price là gì)
Giá thực hiện là mức giá mà bên nắm giữ chứng quyền có thể mua hoặc bán chứng khoán cơ sở trong chu kỳ đáo hạn (đối với chứng quyền kiểu Mỹ) hoặc vào ngày đáo hạn (đối với chứng quyền kiểu Âu). Mức giá này được xác định sẵn khi chứng quyền được phát hành.
10. Giá thanh toán là gì? (Settlement Price là gì?)
Giá thanh toán được xác định là bình quân giá đóng cửa 5 ngày giao dịch gần nhất (không bao gồm ngày đáo hạn)
11. Hình thức thực hiện quyền: Thỏa thuận bằng tiền
Người sở hữu chứng quyền lựa chọn hình thức thực hiện quyền bằng cách thỏa thuận bằng tiền. Nếu giá thực hiện cao hơn thị giá cổ phiếu của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư sẽ tiền lãi tính bằng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện chứng quyền.
12. Giá giao dịch chứng quyền
Giá đóng cửa trong ngày của chứng quyền
13. High/Low là gì?
Mức giá cao/thấp trong ngày của chứng quyền
14. Khối lượng giao dịch là gì?
Khối lượng chứng quyền giao dịch trong ngày
15. Ask/Bid là gì?
Mức giá bán thấp nhất & giá mua cao nhất đang có trên thị trường. Ask-Bid spread là khoảng chênh lệch giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất đang có trên thị trường.
16. Tỷ lệ chuyển đổi là gì? (Exercise Ratio là gì?)
Được tính bằng số lượng chứng quyền cần nắm giữ để được quyền chuyển đổi thành một đơn vị tài sản cơ sở (đối với chứng quyền là một cổ phiếu). Tỷ lệ chuyển đổi càng cao giá chứng quyền sẽ càng thấp và ngược lại.
17. Giá trị nội tại là gì? (Intrinsic Value là gì?)
Giá trị trong trường hợp chứng quyền được thực hiện ngay tại thời điểm đó. Giá trị này là chênh lệch giữa giá thực hiện và thị giá của chứng khoán cơ sở.
18. ITM là gì? (In the Money) – Trạng thái có lãi của chứng quyền
In-the-money. Chứng quyền có giá trị nội tại dương. Đối với chứng quyền mua đó là khi giá thực hiện thấp hơn giá chứng khoán cơ sở. Đối với chứng quyền bán đó là khi giá thực hiện cao hơn giá chứng khoán cơ sở.
Ví dụ: Chứng quyền Mua MBB, đáo hạn tháng 12/2019 có giá thực hiện là 20.000, giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là 22.000, tức là chứng quyền đang trong trạng thái có lãi và lãi 22.000 – 20.000 = 2.000 đồng trên mỗi chứng quyền.
Thông số nêu trên được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
19. ATM là gì? (At the Money) – Trạng thái hoà vốn của chứng quyền
At-the-money. Chứng quyền có giá thực hiện bằng hoặc rất gần với giá chứng khoán cở sở, áp dụng cho cả quyền mua và quyền bán.
Ví dụ: Chứng quyền Mua MBB, đáo hạn tháng 12/2019 có giá thực hiện là 20.000, giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là 20.000, bằng với giá thực hiện, chứng quyền đang trong trạng thái hoà vốn.
Thông số nêu trên được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
20. OTM là gì? (Out of the Money) – Trạng thái lỗ của chứng quyền
Out-the-money. Chứng quyền có giá trị nội tại âm. Đối với chứng quyền mua đó là khi giá thực hiện cao hơn giá chứng khoán cơ sở. Đối với chứng quyền bán đó là khi giá thực hiện thấp hơn giá chứng khoán cơ sở.
Ví dụ: Chứng quyền Mua MBB, đáo hạn tháng 12/2019 có giá thực hiện là 20.000, giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là 18.000, tức là chứng quyền đang trong trạng thái có lỗ và lỗ 18.000 – 20.000 = -2.000 đồng trên mỗi chứng quyền. Nhà đầu tư có thể chọn cách không thức hiện chứng quyền nếu trong trạng thái OTM khi đáo hạn.
Thông số nêu trên được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
21. Premium là gì? (%)
Thể hiện giá cổ phiếu hiện tại cách điểm hoà vốn bao nhiêu %. Điểm hoà vốn của chứng quyền mua được xác định = giá thực hiện + giá chứng quyền.
Bull premium (%) = {[excercise price + (bull price * conversion ratio)] - underlying price]}/underlying price * 100%
Ví dụ giá thực hiện là 20.000, giá quyền là 2.000 và giá cổ phiếu là 18.000, tỷ lệ chuyển đồi là 1:1 premium (%) được tính bằng:
(20.000 + 2.000 – 18.000) /18.000 = 22.2%
Thông số nêu trên được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
22. Biến động hàm ý là gì? (Implied Volatility là gì?)
Đo mức độ biến động được hàm ý bởi thị giá của chứng quyền, và được biểu thị dưới dạng phần trăm. Biến động hàm ý là yếu tố quan trọng để định giá một chứng quyền.
Biến động hàm ý được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
23. Đòn bẩy (Gearing là gì?)
Đòn bẩy cho biết: Với cùng một số vốn, lượng chứng quyền mua được sẽ nhiều hơn bao nhiêu so với mua cổ phiếu của chứng khoán cơ sở.
Đòn bẩy = Giá cổ phiếu cơ sở (Giá chứng quyền*Tỷ lệ chuyển đổi)
Gearing được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
24. Đòn bẩy hiệu dụng (Effective Gearing là gì?)
Được tính như sau: Effective Gearing = Gearing * Delta
Có 2 ứng dụng chủ yếu như sau:
- 1. Chỉ ra % thay đổi giá chứng quyền tương ứng với giá chứng khoán cơ sở thay đổi 1%
- 2. Giúp xác định khối lượng chứng quyền nên mua vào
Với Đòn bẩy hiệu dụng, chúng ta ước lượng được lượng chứng quyền cần mua vào để có mức lợi nhuận (rủi ro) nhận được tương ứng với số lượng cổ phiếu nhất định
Effective Gearing được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
25. Đòn bẩy hiệu dụng tick (Effective Gearing tick là gì?)
Effective Gearing tick là đòn bẩy hiệu dụng tính theo tick (bước giá nhỏ nhất)
Effective Gearing Tick được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.
26. Tổ chức phát hành
Tại Việt Nam, chứng quyền có bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành cho nhà đầu tư. Tổ chức phát hành sẽ phải đáp ứng đủ các điều kiện về nhân sự, khả năng tài chính và hệ thống giao dịch.
27. Khối lượng phát hành
Là lượng chứng quyền mà bên nhà phát hành dự định phát hành ra công chúng.
28. Thanh khoản
Mức độ dễ dàng giao dịch và thực hiện quyền của chứng quyền.
29. Giá chứng khoán cơ sở
Thị giá chứng khoán cơ sở mà chứng quyền phát hành dựa trên đó.
30. Lãi suất phi rủi ro là gì
Lãi suất khi đầu tư vào công cụ tài chính không có rủi ro vỡ nợ được gọi là lãi suất phi rủi ro. Thường trong lý thuyết người ta sử dụng lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm.
31. Black-Scholes là gì?
Là một mô hình toán học ứng dụng. Mô hình Black-Scholes sử dụng để định giá một số sản phẩm phái sinh trong đó sản phẩm tiêu biểu là quyền chọn kiểu châu Âu.
32. Delta
Cho biết mức biến động giá chứng quyền đối với mỗi thay đổi giá nhỏ của tài sản (chứng khoán) cơ sở.
Delta = Mức thay đổi giá chứng quyền/Mức thay đổi giá chứng khoán cơ sở
Giá trị định giá và các thông số nêu trên được tính toán sẵn trong các công cụ & sản phẩm của HSC để nhà đầu tư tham khảo.