CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM

Chia sẻ trên:    1985

 

Bàn về chính sách môi trường của Trung Quốc và ảnh hưởng tới Việt Nam

 

Tóm tắt nội dung: Chính sách môi trường của Trung Quốc và ảnh hưởng tới Việt Nam

Trung Quốc – đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng thần tốc

• Tăng trưởng GDP 1990 – 2010 bình quân 10.5%/năm

• Giai đoạn 1990 – 2010: Công nghiệp là ngành xương sống của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là các ngành sản xuất (SX) máy móc, hóa chất, dệt may và thực phẩm.

• Việc đẩy mạnh SX để xuất khẩu dẫn tới các tác hại về môi trường, lượng khí thải CO2 ra không khí tăng mạnh (2014: 7.5 tấn CO2/đầu người)

Từ 2014, TQ hành động quyết liệt trong việc kiểm soát sản xuất công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường.

• Tháng 3/2014: Tập Cận Bình chính thức phát động cuộc chiến tranh chống ô nhiễm môi trường

• 2015: Các chính sách thiết chặt về hàm lượng khí thải được ban hành

• 2017: Các chính sách giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước được ban hành

Chính sách mới về môi trường của TQ gây tác động 2 chiều đến hoạt động kinh doanh toàn cầu

• Tích cực: các doanh nghiệp sản xuất thiết bị xử lý khí thải và nước thải công nghệ cao, kinh doanh khí thiên nhiên, khí gas hóa lỏng, sản xuất xe điện, sản xuất quặng thép chất lượng cao

• Tiêu cực: Thiếu cung toàn cầu đẩy giá NVL tăng, các doanh nghiệp có đầu vào là các NVL bị tăng giá, các doanh nghiệp nhỏ lẻ không chấp hành được quy định về khí thải và nước thải.

Các doanh nghiệp VN được hưởng lợi từ chính sách môi trường mới của TQ do

• Giảm cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhỏ

• Tăng biên lợi nhuận

• Tăng sản lượng tiêu thụ

=> Các ngành VN được hưởng lợi: phân bón, kim loại, thuốc bảo vệ thực vật, dệt may, nhựa, sản xuất giấy, VLXD, săm lốp.

 

Để xem toàn bộ kho báo cáo phân tích được HSC nghiên cứu dành riêng cho đối tượng nhà đầu tư cá nhân, mời anh chị đăng ký thông tin tại đây: Tư vấn đầu tư chứng khoán