Tăng trưởng tín dụng 2018 & diễn biến xử lí nợ xấu

Chia sẻ trên:    856

 

Tăng trưởng tín dụng 2018 và xử lý nợ xấu

 

Tóm tắt nội dung: Tăng trưởng tín dụng 2018 và diễn biến xử lí nợ xấu

Thúc đẩy kinh tế thông qua tăng trưởng tín dụng là biện pháp hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong dài hạn:

• Tăng trưởng tín dụng thông qua lãi suất là công cụ tiền tệ hiệu quả nhất trong ngắn hạn để hỗ trợ và kiểm soát nền kinh tế.

• Tăng trưởng tín dụng nóng cùng với nợ xấu tăng nhanh sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

• Tăng trưởng tín dụng nóng sẽ cần rất nhiều thời gian và đánh đổi để kiểm soát trở lại do độ trễ của chính sách và bản chất của thị trường tiền tệ.

• Cơ cấu và mua bán nợ là hình thức hiệu quả và phổ biến nhất để xử lý nợ xấu hậu khủng khoảng.

 

Chính sách tiền tệ tại Việt Nam thu hẹp kể từ cuối 2018 với mặt bằng lãi suất cao và phân bổ tín dụng có chọn lọc:

• Tăng trưởng tín dụng nóng giai đoạn 2011-2012 chủ yếu do vay bất động sản đã gây khủng hoảng kinh tế và nợ xấu cao, là bài học sâu sắc cho việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

• Tăng lãi suất là biện pháp can thiệp phù hợp thị trường và cần thiết trong bối cảnh vĩ mô hiện tại.

• Bất động sản sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực từ việc lãi suất tăng và bị áp trần hạn ngạch cho vay.

• Thu hẹp tín dụng còn nhằm đảm bảo kiểm soát tỉ lệ nợ xấu trong mức cho phép.

 

Bức tranh tăng trưởng của ngành ngân hàng trong 2019-2020 sẽ có độ phân hóa cao. 

• Chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng, dư địa tăng trưởng cho vay của các ngân hàng không còn nhiều.

• Các ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận tốt chủ yếu khai thác các yếu tố:

1) Tăng thu nhập ngoài lãi;

2) Ghi nhận lợi nhuận bất thường từ hoàn nhập dự phòng;

3) Cải thiện tỉ lệ nợ xấu nhờ tăng tốc độ thanh lý tài sản đảm bảo.

• Sự chủ động của VAMC trong xử lí tài sản đảm bảo và nghị định 42 có hiệu lực vào 2019 được kỳ vọng là động lực lớn cải thiện sức khỏe tài chính của toàn hệ thống ngân hàng.

Khuyến nghị MUA (ACB, MBB), KHẢ QUAN (VCB, HDB).

• Thông tin chi tiết Anh, Chị có thể tham khảo trong buổi thuyết trình Spotlight của HSC. 

 

Để xem toàn bộ kho báo cáo phân tích được HSC nghiên cứu dành riêng cho đối tượng nhà đầu tư cá nhân, mời anh chị đăng ký thông tin tại đây: Tư vấn chứng khoán