BÀI HỌC VỠ LÒNG CHO NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ MỚI: ĐỌC BẢNG CHỨNG KHOÁN

Chia sẻ trên:    5079

Cách đọc bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng mà mọi nhà đầu tư nào đều phải học qua khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Bảng giá chứng khoán thể hiện tất cả những thông tin liên quan đến giao dịch cổ phiếu trên thị trường. Đây là công cụ và kỹ năng không thể thiếu khi bạn ra quyết định đầu tư nhằm chớp lấy thời cơ. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết cách đọc bảng chứng khoán này.

Đôi nét về thị chứng chứng khoán

Tại Việt Nam, có 2 bảng giá chứng khoán riêng cho 2 sở giao dịch chứng khoán là HOSE của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM và bảng giá HNX của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 

Bên cạnh bảng giá chú thích của Sở thì mỗi công ty chứng khoán cũng xây dựng một bảng giá riêng. Mặc dù vậy thì nguồn dữ liệu và thông số của những bảng giá này đều được cập nhập từ 2 Sở và Trung tâm lưu ký chứng khoán. Dưới đây là một số chỉ số, thuật ngữ và ký hiệu cần nắm trong cách đọc bảng giá chứng khoán.

A. Các chỉ số thị trường

Chỉ số giá chứng khoán thông thường

Chỉ số giá chứng khoán thông thường

  • VN-Index: Chỉ số thể hiện sự biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại HOSE - Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

  • HNX-Index: Chỉ số thể hiện dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại HNX - Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

  • UPCOM-Index: Chỉ số biểu hiện sự biến động giá tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCOM, thuộc sở hữu của HNX.

  • VN30-Index: Chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE với giá trị vốn hóa và thanh khoản cao và được sàng lọc kỹ càng.

  • VNX-AllShare: Chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết tại thị trường Việt Nam, bao gồm trên HOSE và HNX.

B. Thuật ngữ và ký hiệu

Cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản

Cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản

1. Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch của mỗi công ty được niêm yết trên sàn. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp cho 1 mã CK riêng, thường là tên viết tắt của công ty đó.

Ví dụ: Công ty cổ phần FPT là FPT; Công ty cổ phần Tập đoàn Masan là MSN

2. Giá tham chiếu (TC) hay Giá vàng - Giá đóng cửa gần nhất

Là mức giá của phiên giao dịch gần nhất và được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Do giá tham chiếu được đánh dấu vàng nên được gọi là giá vàng.

3. Giá trần hay Giá tím

Là mức giá kịch trần của một cổ phiếu được giao dịch và được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE: có mức giá tăng thêm 7% so với giá TC

  • Sàn HNX: có mức giá tăng thêm 10% so với giá TC

  • Sàn UPCOM: mức tăng hơn 15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước đó

4. Giá sàn hay Giá xanh dương

Là mức giá kịch sàn có thể đạt được trong mỗi giao dịch mua bán chứng khoán và được thể hiện bằng màu xanh dương.

  • Sàn HOSE: có mức giá giảm -7% so với giá TC

  • Sàn HNX: có mức giá giảm -10% so với giá TC

  • Sàn UPCOM: sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Thể hiện giá của giao dịch mua gần nhất

Thể hiện giá của giao dịch mua gần nhất

5. Giá xanh lá

Là giá cao hơn TC nhưng không phải giá trần.

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn TC nhưng không phải giá sàn.

7. Tổng khối lượng khớp (KL)

Tổng số lượng cổ phiếu được giao dịch trong ngày và là cơ sở để tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Mỗi bảng giá thể hiện 3 mức giá chờ mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá được đặt cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai sau giá 1 và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 3” và “ KL 3”: Lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua giá 2.

Giá giao dịch bán và khối lượng giao dịch

Giá giao dịch bán và khối lượng giao dịch

9. Bên bán

Mỗi bảng giá sẽ thể hiện 3 mức giá bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cùng khối lượng đặt bán tương ứng. Và cách đọc tương tự như bên mua.

10. Khớp lệnh

Khớp lệnh nghĩa là bên mua chấp nhận mức giá của bên bán hoặc bên bán chấp nhận mức giá mà bên mua đang chờ. Và cột này gồm 3 yếu tố chính:

  • Giá khớp: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.

  • KL: Khối lượng thực hiện hay Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.

  • Cột Tăng/Giảm: là mức thay đổi giá sao với giá TC.

11. Giá cao nhất và thấp nhất

Là giá khớp ở mức cao nhất hoặc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần hoặc giá sàn).

12. Giá bình quân

Được tính bằng trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất.

13. Đầu tư nước ngoài mua/bán

Khối lượng cổ phiếu đã giao dịch với nhà đầu tư nước ngoài trong ngày, gồm 3 cột: mua, bán và dư.

Tham khảo thêm tại: Cách xem bảng giá chứng khoán online

Bài viết trên đã chỉ ra cách đọc bảng giá chứng khoán cho những nhà đầu tư mới dấn thân vào cuộc chơi chứng khoán. Còn với những ai đang xem để tìm hiểu trước khi bắt đầu, nếu bạn có nhu cầu mở tài thì có thể vào đường link sau đây. Tạo tài khoản chứng khoán chỉ trong 3 phút mà nhận lại được nhiều ưu đãi.