Phân biệt chứng quyền với một số sản phẩm chứng khoán khác

Chia sẻ trên:    21194

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chào đón thêm một sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (covered warrant) trong thời gian sắp đến. Những nét tương đồng và khác biệt của chứng quyền so với các sản phẩm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn là gì? Bài viết này sẽ cung cấp những góc nhìn chi tiết hơn cho quý nhà đầu tư.

 

Điểm giống nhau

điểm giống nhau giữa chứng quyền có bảo đảm và các loại chứng khoán khác

Vậy, giữa chúng khác nhau như thế nào? Làm sao để phân biệt? Chúng ta sẽ cùng xem xét những yếu tố sau trong phần kế tiếp.

 

Phân biệt chứng quyền với một số sản phẩm chứng khoán khác

  Hợp đồng tương lai Chứng quyền có bảo đảm Hợp đồng quyền chọn
Tổ chức phát hành Sở GDCK Tổ chức tài chính Sở GDCK
Thị trường giao dịch Thị trường phái sinh & mở tài khoản mới giao dịch hợp đồng tương lai (HĐTL) Thị trường cở sở & dùng tài khoản hiện tại để giao dịch  Thị trường chứng khoán phái sinh
Điều khoản sản phẩm  Do sở GDCK ban hành & chuẩn hóa những điều khoản Do tổ chức phát hành quy định, điều khoản sẽ khác nhau với từng sản phẩm phát hành Do sở GDCK ban hành & chuẩn hóa những điều khoản
Khối lượng niêm yết Số lượng hợp đồng giao dịch phụ thuộc vào cung cầu  Số lượng khi phát hành được quy định trong thời gian cụ thể Số lượng hợp đồng giao dịch phụ thuộc vào cung cầu
Ký quỹ Ký quỹ ban đầu & duy trì mức ký quỹ theo quy định Không cần ký quỹ Bên bán quyền chọn phải ký quỹ đảm bảo thanh toán
Bán khống Có thể mở vị thế bán khống khi chưa nắm giữ Không thể bán chứng quyền khi chưa nắm giữ Có thể bán quyền chọn mà không cần phải.
Rủi ro thanh toán Trung tâm bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán Không có trung tâm bù trừ, rủi ro khi tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán. Trung tâm bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán.
Rủi ro lợi nhuận Người mua & người bán: Lỗ không giới hạn

Người mua: Cố định lỗ tối đa bằng phí mua quyền

Người bán: Lỗ không giới hạn

Người mua: Cố định lỗ tối đa bằng phí mua quyền

Người bán: Lỗ không giới hạn

 

Chứng quyền có bảo đảm ra đời tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tạo một bước nhảy vọt trong quá trình tái cấu trúc và cải thiện chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán nói chung.

>> Xem thêm: Hướng dẫn đầu tư chứng quyền từ A đến Z