Pivot points – Nhận diện điểm đảo chiều trong phân tích kỹ thuật

Chia sẻ trên:    42830

I. Tổng quan về Pivot points

1. Pivot points là gì

Pivot Points được vẽ theo trục giá trên đồ thị sử dụng mức giá mở cửa, cao và thấp nhất khung thời gian liền trước để tính toán điểm Pivot cho khung thời gian hiện tại. Từ điểm Pivot này và sử dụng công thức nhà đầu tư có thể tính ra ba mức hỗ trợ và ba mức kháng cự lần lượt biểu thị phía dưới và phía trên điểm Pivot.

 

pivot points là gì


 

2.    Kháng cự - Hỗ trợ trong Pivot Points:

Cung- cầu: Trên thị trường chứng khoán, ‘cung’ chính là lượng chứng khoán sẵn sàng được bán ra và ‘cầu’ là lượng chứng khoán sẵn sàng được mua vào.Sự cân bằng động của cung-cầu chính là lý do giá cổ phiếu liên tục thay đổi, khi cầu chiếm ưu thế thì giá sẽ có chiều hướng tăng và ngược lại.
Hỗ trợ: Hỗ trợ là mức giá đủ hấp dẫn để ‘cầu’ tăng mạnh và chặn không cho giá giảm thêm. Như trong ví dụ phía dưới mỗi lần giá chạm ngưỡng hỗ trợ màu xanh, ‘cầu’ (hay bên mua) bị hấp dẫn bởi mức giá thấp và tham gia mạnh, trong khi ‘cung’ (hay bên bán) không còn hứng thú bán ra như trước. 
Kháng cự: Kháng cự là mức giá đủ hấp dẫn để ‘cung tăng mạnh và chặn không cho giá tăng thêm. Như trong ví dụ phía dưới mỗi lần giá chạm ngưỡng kháng cự màu đỏ, ‘cung’ (hay bên bán) bị hấp dẫn bởi mức giá cao và tham gia mạnh, trong khi ‘cầu’ (hay bên mua) không còn hứng  thú mua vào như trước. 

Kháng cự - Hỗ trợ trong Pivot Points: Các Pivot Points có thể được sử dụng như các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thông thường. Tuy nhiên cũng như các tín hiệu kỹ thuật kháng, nhà đầu tư nên sử dụng Pivot Points trong một hệ thống tín hiệu kỹ thuật để xác nhận giá sẽ đảo chiều/bứt phá (thay vì chỉ sử dụng duy nhất Pivot Points để giao dịch).
Và như thông thường, khi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ đáng kể, vai trò của chúng sẽ thường được đổi chỗ cho nhau. 

 

Kháng cự, hỗ trợ trong pivot points


3.    Công thức tính Pivot Points:

Dựa trên dữ liệu quá khứ gồm các mức giá : Cao nhất (High), Thấp nhất (Low), Mở cửa (Open)
R = Kháng cự
S = Hỗ trợ
PP = Pivot Point = Điểm đảo chiều
Công thức tính:
PP= (High + Low + Open) / 3
R3= PP + 2 x (High – Low)
R2= PP + (High – Low)
R1= (2 x PP) – Low
S1= (2 x PP) – High
S2= PP – (High –Low) 
S3= PP – 2 x (High – Low)

4.    Các ví dụ:

Một vài ví dụ các điểm Pivot trên các khung thời gian

 

ví dụ về pivot points trên khung thời gian

 

Khung thời gian 15 phút: thể sử dụng để nhận biết các tín hiệu breakout hay tích lũy trong phiên

 

đồ thị pivot points khugn thời gian 15'

 

Khung thời gian theo ngày: thể sử dụng để mua mới cổ phiếu đang trong xu hướng tăng

II. Chiến lược giao dịch Pivot Points

1. Ưu – nhược điểm của Pivot Points:

Ưu điểm
•    Cung cấp các ngưỡng giá để xác định thời điểm đóng mở các vị thế giao dịch
•    Cung cấp chỉ báo về trạng thái thị trường (Tăng, giảm, đi ngang)
•    Có thể sử dụng để dự báo các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong tương lại
•    Giúp xác định vùng biến động giá 
•    Có thể được dùng trên mọi khung thời gian đồ thị
•    Có thể dùng kết hợp với các chỉ báo khác như MACD, RSI, Khối lượng giao dịch để tối ưu xác suất giao dịch thành công hơn. 
Nhược điểm
•    Khi mức giá thấp và cao của khung thời gian trước đó quá sát, thường các tín hiệu giả rất dễ xuất hiện và ngược lại khi mức giá thấp và cao của khung thời gian trước đó quá rộng thường sẽ không có tín hiệu cho khung thời gian sau.
•    Khó sử dụng Pivot point để xác định điểm cắt lỗ khi khoảng cách giữa các mức kháng cự - hỗ trợ biến động tương đối mạnh. Trường hợp đặt điểm cắt lỗ theo Pivot Points thường sẽ không đảm bảo duy trì tỷ lệ (lợi nhuận:rủi ro).

2.    Xác định trạng thái của giá với Pivot Point:

Khi một điểm Pivot đã được xác định dựa trên một khung thời gian, nếu giá di chuyển phía dưới ngưỡng Pivot Point nghĩa là trạng thái giá đang tiêu cực trong khung thời gian đó, à ngược lại nếu giá di chuyển phía trên ngưỡng Pivot Point nghĩa là trạng thái giá đang tích cực.

 

Xác định trạng thái giá với pivot points


3.    Chiến lược giao dịch Pivot Point – Đảo chiều tăng:

Sử dụng các điểm Pivot như một mốc hỗ trợ - kháng cự mà tại đó giá có khả năng đảo chiều: 
-    Mở mua nếu giá bật tăng tại các S1 (hỗ trợ 1), S2 và đặt lệnh dừng mua tại mức hỗ trợ ngay phía dưới  (S2, S3)
-    Mở mua nếu giá quay đầu giảm tại các R1 (kháng cự 1), R2 và đặt lệnh dừng bán tại mức kháng cự ngay phía trên  (R2, R3)
Rất nhanh chóng và đơn giản nhưng hiệu quả trong việc thực hiện quản trị rủi ro. 


 Chiến lược giao dịch với pivot points - đảo chiều tăng

 

Tuy nhiên nhà đầu tư cần sử dụng Pivot Points với các tín hiệu kỹ thuật khác để tăng hiệu quả giao dịch, ví dụ:
Sử dụng Pivot Points với nến nhật


 sử dụng pivot points với nến nhật

 

Giá tạo cây nến Hammer với bóng nến dài, xác nhận tín hiệu đảo chiều tại ngưỡng S1

Sử dụng Pivot Points với diễn biến giá – mẫu hình:


 sử dụng pivot points với diễn biến giá


Giá tạo mẫu hình hai đáy tại ngưỡng hỗ trợ S1, xác nhận tín hiệu đảo chiều

Sử dụng Pivot Points với MACD:


 sử dụng pivot points với macd


Giá phản ứng tốt với ngưỡng S1 và sau đó xác nhận tín hiệu đảo chiều với MACD
Sử dụng Pivot Points với RSI
 
RSI phân kỳ dương với giá dao động tại ngưỡng S1, xác nhận tín hiệu đảo chiều.

4.    Chiến lược giao dịch Pivot Point – Breakout:

Sử dụng các điểm Pivot như một mốckháng cự mà tại đó giá có khả năng break-out:
Khi mức giá của cổ phiếu cao hơn mức Pivot Point, nhà đầu tư sẽ hướng tới chiến lược breakout trong phiên khi giá vượt qua điểm Kháng cự 1 (R1). Trong trường hợp giá vượt qua R1 nhà đầu tư có thể thực hiện mua như sau:
-    Mua đuổi ngay khi giá vượt qua R1, giao dịch kèm theo thanh khoản và các tín hiệu kỹ thuật khác.
-    Chờ đợi giá quay trở lại kiểm chứng ngưỡng R1 thành công xác nhận bởi các tín hiệu kỹ thuật khác.
Tương tự như chiến lược đảo chiều lệnh dừng mua sẽ được đặt ở ngay ngưỡng Pivot Point hoặc sử dụng kết hợp các ngưỡng hỗ trợ khác.
Tuy nhiên nhà đầu tư cần sử dụng Pivot Points với các tín hiệu kỹ thuật khác để tăng hiệu quả giao dịch, ví dụ:

Break-out khỏi R1 kết hợp với thanh khoản:


 break-out khỏi R1 kết hợp với thanh khoản


Khối lượng giao dịch bật tăng mạnh sau khi giá vượt khỏi R1, xác nhận xu hướng tăng
Break-out khỏi R1 kết hợp với mẫu hình giá


 breakout với mẫu hình tăng giá


Giá tạo mẫu hình Bump and Run trước khi break-out khỏi khu vực giá R1, xác nhận xu hướng tăng.

Break-out khỏi R1 kết hợp với RSI:

 

breakout khỏi r1 kết hợp với RSI


 
RSI bẻ gãy kênh giảm khi giá vượt qua ngưỡng R1, chấm dứt xu hướng tích lũy.