Kiến thức
Thua lỗ là điều mà hầu như nhà đầu tư nào cũng phải nếm trải trong quá trình đầu tư chứng khoán. Cụm từ "hồi sinh tài khoản" được dùng để chỉ việc đưa tài khoản từ trạng thái thua lỗ trở về hòa vốn. Tuy nhiên, việc hồi sinh tài khoản là không hề dễ dàng nếu bạn không nắm bắt được tình trạng tài khoản cũng như hiểu được các quy luật cụ thể trong đầu tư.
Khi bạn thua lỗ 5-10% thì việc tìm kiếm cơ hội để đưa tài khoản về lại "về bờ" có vẻ khá dễ dàng. Lúc này có thể gọi là tài khoản "chết lâm sàng", vẫn có khả năng cứu chữa. Tuy nhiên, nếu bạn không quản trị tốt rủi ro dẫn đến mức thua lỗ nghiêm trọng thì việc hồi sinh tài khoản sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
Quan sát ví dụ sau đây bạn sẽ "rùng mình" nhận ra việc giữ những gì mình đang có còn quan trọng hơn việc mạo hiểm để đạt được những gì mình muốn.
Ở đây chúng ta đưa ra một minh họa cụ thể với số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng.
Trường hợp 1: Thua lỗ 10% - 20%
Khi bạn thua lỗ 10%, số vốn còn lại là 900 triệu đồng, khi đó để đưa tài khoản về lại số vốn ban đầy là 1 tỷ đồng bạn phải kiếm được 100 triệu lợi nhuận. Theo công thức phía trên, để kiếm được 100 triệu đã thua lỗ trên 900 triệu tiền vốn còn lại thì % lợi nhuận cần để hòa vốn là 11%. 11% có vẻ là con số không quá “xa xôi” đối với nhà đầu tư.
Tương tự, khi bạn thua lỗ 20% bạn cần tỷ suất lợi nhuận 25% để hòa vốn, con số này thực sự không dễ dàng đặc biệt là với nhà đầu tư mới, chưa có phương pháp rõ ràng.
Trường hợp 2: Thua lỗ 30% trở lên
30% thua lỗ đòi hỏi bạn phải đạt tỷ suất lợi nhuận 43% để hòa vốn. Còn mức thua lỗ 50% thì bạn phải x2 tài khoản để hòa vốn. Những mốc này có thể nói là “khó nhằn”, nhất là trong những giai đoạn thị trường khó khăn hoặc sideway (đi ngang).
Khi đọc bài viết này bạn có đang chờ đợi một “bí kíp thần thánh” nào đó để hồi sinh tài khoản không? Một phương pháp, chiến lược nào đó để bạn x2, x3 tài khoản từ đó chuyển lỗ thành lời chẳng hạn? Nếu thực sự như thế thì rất tiếc, ở đây không có “chén thánh” nào cả.
Từ ví dụ minh họa có thể thấy, để hồi sinh tài khoản, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định giới hạn khoản lỗ của mình. Một khoản lỗ nhỏ sẽ dễ dàng để bạn đưa tài khoản “về bờ” hơn là cố gắng mạo hiểm để tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhưng đối diện với rủi ro không kiểm soát được.
Vậy nên, trước khi bắt đầu mỗi giao dịch bạn phải xác định giá cắt lỗ, rủi ro tối đa mà bạn chấp nhận được. Khi diễn biến thị trường không thuận lợi, giá giảm đến giá cắt lỗ bạn phải tuân thủ kỷ luật. Thậm chí khi thị trường diễn biến quá nhanh, bạn cũng không được để khoản lỗ trượt dài không kiểm soát rồi lý do là “đầu tư dài hạn” để biện hộ cho hành động “sợ cắt lỗ” của mình.
Muốn kiểm soát khoản lỗ đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch giao dịch rõ ràng. Đây cũng là trọng tâm mà khóa học Quản trị vốn do HSCEdu xây dựng muốn chia sẻ đến khách hàng. Bạn có thể tham khảo thông tin khóa học và đăng ký tại website: https://edu.hsc.com.vn/quan-tri-von/
— HSCEdu —
Nền tảng đào tạo chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam - Nay đã có app HSCEdu
Các bài viết liên quan
Các bài viết nổi bật nhất