Trái phiếu chính phủ trong thời điểm lãi suất tăng

Chia sẻ trên:    1864

Thị trường Chứng khoán vận động tiêu cực khiến dòng tiền đầu cơ chuyển đổi về trạng thái phòng thủ. Đây là một phần lý do chính khiến áp lực bán ra tăng cường, và thậm chí nhà đầu tư chấp nhận bán cổ phiếu dưới giá trị sổ sách. Đồng thời, các vị thế quan sát cũng không hẳn cảm thấy hấp dẫn với bối cảnh Vĩ mô trong chu kỳ suy thoái và không tích cực tham gia “bắt đáy”. Qua đó, thanh khoản với VNINDEX liên tiếp giảm trong giai đoạn hiện tại.

Vậy dòng tiền đã đi đâu thời điểm này?

I/Kênh đầu tư bảo đảm lãi suất: trái phiếu chính phủ

Trong mô hình định giá, trái phiếu chính phủ luôn được xem là thước đo về lãi suất đầu tư (Risk free rate), thay vì lãi suất điều chình. Nguyên nhân là vì trái phiếu chính phủ được xem là một tài sản mang lại hiệu suất đầu tư, thay vì tiền gửi tiết kiệm.

 

Lãi suất trái phiếu viền vàng (GILTS). Nguồn: Financial Times.

Với lãi suất điều hành tăng để kiềm chế lạm phát, câu chuyện trái phiếu đang trở nên nóng hơn. Mức lãi suất trái phiếu được chính phủ Anh bảo lãnh đã chạm đến mức trên 4.8%. Đây là mức tăng khá “nóng” trên thị trường trái phiếu, đặc biệt đặt trong tình huống kinh tế Anh là một quốc gia đã phát triển. Dựa vào vận động này, có thể thấy tỷ trọng đầu tư của dòng tiền chuyên nghiệp đang tập trung vào mảng tài sản an toàn, qua đó khiến thanh khoản hụt đi ở nhiều nơi và gây áp lực lên các tài sản rủi ro hơn. Nói cách đơn giản hơn, mức chiết khấu liên tiếp gia tăng, khiến giá cổ phiếu buộc phải liên tiếp giảm để phản ánh kỳ vọng đầu tư từ các vị thế mới.

II/Quản trị rủi ro khi đầu tư trái phiếu.

Nhìn lại ví dụ về trái phiếu viền vàng (GITLS), để thật sự có lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản cam kết rủi ro, nhà đầu tư cần phải so sánh với lãi suất tiền gửi và câu chuyện lạm phát hay tỷ giá.

 

Thống kê lợi suất Inflation-linked GILTS. Nguồn: Financial Times.

Với GITLS, lãi suất có tính lạm phát tăng mạnh hơn 1.0%, đây là bước tăng chưa từng thấy kể từ thời điểm 1992. Nguyên nhân được xác định đến từ hành động QE (nới lỏng định lượng) “mini” của chính phủ Anh vừa mới thực hiện. Sự bất thống nhất trong quan điểm điều hành đã khiến trái phiếu chính phủ tăng lợi suất đột biến. Nhưng cũng trở thành “con dao 2 lưỡi” khi rủi ro đổ vỡ cấu trúc tài chính Anh trở nên hiện hữu hơn. Và khi đó, việc đầu tư kênh tài sản “bảo đảm” chưa chắc đã an toàn.

Khuyến nghị: Nên linh hoạt trong quá trình phân bổ nguồn vốn, và đề phòng rủi ro trái phiếu trong giai đoạn thị trường bước vào suy thoái.

Cổ phiếu cần quan tâm: Nhóm chiết khấu sâu (Ngân hàng, Chứng khoán). Nhóm không chu kỳ (điện nước, xăng dầu khí đốt). 

Tác giả 

Châu Phạm 

Trưởng phòng Tư vấn và Đầu tư.