Kiến thức
Kể từ tháng 10, khi cổ phiếu tăng giá và lợi suất trái phiếu giảm, các điều kiện tài chính đã trở nên dễ chịu hơn. Nói qua về cách tính của chỉ số điều kiện tài chính, chỉ số hàng tuần này từ Fed Chicago kết hợp 105 chỉ số tài chính, từ chênh lệch lợi suất và giá cổ phiếu đến tiêu chuẩn cho vay và đòn bẩy.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng thị trường sẽ nhanh chóng “bứt phá” trở lại sau giai đoạn giảm mạnh của năm 2022.
Quan điểm điều hành lãi suất từ FED đang được kỳ vọng sẽ “hạ nhiệt”. Điều này được đánh giá là tốt cho thị trường chứng khoán nói chung, khi áp lực chiết khấu giá trị tài sản dựa trên lãi suất trở nên “lỏng lẻo” hơn.
Thống kê chỉ số Fin Cond Index. Nguồn: Financial Times.
Dựa vào thống kê chỉ số, có thể thấy điều kiện đầu tư đã trở nên dễ chịu hơn rất nhiều sau giai đoạn tháng 10.2022. Đồng thời, có thể ghi nhận mức độ tăng của điều kiện này trong năm 2022 cũng khiến cho dòng tiền trở nên “hoảng sợ”. Theo đó, dư địa “hạ nhiệt” đang rất “mở rộng” và gợi ý cho cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng mạnh trở lại.
Nhưng cơ hội tăng giá không dành cho tất cả, đặc biệt là nhóm “cổ phiếu tăng trưởng”, khi FED không giảm lãi suất điều hành, mà đơn giản là giảm “tốc độ” tăng.
Thống kê các thời điểm đảo chiều chính sách từ FED. Nguồn: St. Louis Fed.
Dựa vào thống kê các thời điểm tăng và hạ lãi từ chính sách, có thể thấy mức thời gian trung bình của chính sách “diều hâu” thường kéo dài ít nhất 1.5 năm. Theo đó, kỳ vọng thời điểm thay đổi xu hướng thị trường ít nhất phải rơi vào quý I.2023.
Để tận dụng được nhịp tăng từ chỉ báo điều kiện tài chính hạ nhiệt, và tránh khỏi bị tác động tiêu cực từ việc FED vẫn tăng lãi suất, nhà đầu tư có thể tập trung vào nhóm cổ phiếu mang giá trị doanh nghiệp nội tại ổn định và đã được thị trường chiết khấu sâu.
► Cổ phiếu cần quan tâm: Phòng thủ (FPT), ngân hàng (STB, BID), chứng khoán (SSI, HCM).
Tác giả
Phạm Đặng Huỳnh Châu
Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư tại Chứng khoán HSC.
Các bài viết liên quan
Các bài viết mới nhất