Không thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế từ OPEC+

Chia sẻ trên:    267

Thị trường chứng khoán đang ghi nhận dấu chân của biến thể Covid-19 chủng mới Omicron. Khởi điểm từ phiên giao dịch cuối tuần trước, gần như 3 phiên thị trường ghi nhận yếu tố “rung lắc” thật sự đáng ngại với các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu.

Tuy nhiên, liệu biến chủng này có thật sự ảnh hưởng đến kinh tế. Theo dữ liệu thống kê mới nhất từ OPEC+ cho thấy dự báo tăng trưởng toàn cầu chưa ghi nhận bị ảnh hưởng vì biến chủng này.

I. Nhận định về tốc độ tăng trưởng kinh tế

 

Dự báo tăng trưởng kinh tế 2022. Nguồn: Ft.com

Dựa vào đồ thị dự báo tăng trưởng kinh tế trong tháng 9.2021 và đến thời điểm hiện tại, được đưa ra bởi nhóm OPEC+, có thể ghi nhận quốc tế nói chung chưa bị ảnh hưởng đáng kể vì biến chủng virus mới. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì ở mức trên 4%.

Thậm chí, với quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng vì Covid-19 trước đây là Ấn Độ, mức độ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 đạt đến trên 8%, so với thời điểm trước khi ghi nhận biến chủng Omicron. Đà tăng trưởng từ quốc gia đông dân nhất nhì thế giới này chính là yếu tố kéo lại khi hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đang bị điều chỉnh giảm trong năm 2022. Thị trường Nhật Bản cũng ghi nhận kỳ vọng tăng trưởng gần 3.8% trong tháng 12.2021, khi chỉ mới trước đó 2 tháng mức kỳ vọng tăng trưởng chỉ ở vùng 2%.

II. Tuy nhiên, bài toán lạm phát trở nên phức tạp hơn

 

Dự báo lạm phát. Nguồn: Ft.com

Điều chỉnh kỳ vọng lạm phát trong tháng 12.2021 trở nên đáng lo ngại hơn khi lạm phát tăng vượt 4.5%. Trong khi trước đó, tháng 9.2021 chỉ ghi nhận mức lạm phát tăng dưới 4% với các quốc gia thuộc G20.

Nhìn rộng hơn, mức điều chỉnh này ghi nhận với hầu hết các quốc gia trong danh sách được công bố. Qua đó cho thấy lạm phát là nguy cơ không thể tránh trong năm 2022.

Khuyến nghị: Tập trung vào nhóm cổ phiếu mang tính trung hạn, và hưởng lợi khi lạm phát tăng cao. Cổ phiếu cần lưu ý: VIC, VHM, VRE, NVL.