Kiến thức
Chỉ số lạm phát trong toàn khu vực - Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc - gần đây đã tăng hơn dự báo, trong khi New Zealand tuần rồi buộc phải tăng lãi suất cao nhất trong 22 năm do lo ngại về giá cả. Và chi phí sản xuất tăng nhanh cho thấy sẽ còn nhiều tác động tiêu cực hơn trong ngắn hạn.
Các thị trường đang bắt đầu định giá lại khiến chỉ số chứng khoán điều chỉnh khi kỳ vọng lạm phát tăng cao và hành động mạnh bạo hơn từ ngân hàng Trung ương trên phần lớn Châu Á. Điều đó bắt đầu phản ánh xu hướng tăng lãi từ thị trường Mỹ, khi chỉ số giá tiêu dùng tháng trước đã tăng nhiều nhất kể từ cuối năm 1981, tạo áp lực mới buộc Cục Dự trữ Liên bang phải đáp trả.
Các chỉ số giá tiêu dùng tại khu vực Châu Á đều có xu hướng tăng mạnh hơn dự báo.
Nguồn: Bloomberg.
Chi tiết hơn, tại thị trường Nhật, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng lên mức 9.5%, vượt dự báo 9.2%. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc, mức tăng cũng đạt 8.3%, vượt dự báo 8.1%. Đây đều là các kỷ lục được ghi nhận theo tháng từ các thị trường này. Các thị trường Châu Á còn lại cũng ghi nhận phản ứng khá tiêu cực từ lạm phát, khi trước đó đã phải trải qua thời gian dài giãn cách xã hội vì Covid-19.
Tại thị trường Việt Nam, mức lạm phát tổng thể cũng tăng rõ rệt trong quý I.2022
Nguồn: CEIC, HSC
Cụ thể, mức tăng ghi nhận đến 2.41% kể từ mức 1.42%. Theo đó, mặc dù nguy cơ lạm phát chưa rõ ràng với thị trường trong nước, nhưng áp lực giá tiêu dùng đang bắt đầu đè nặng lên chính sách mở rộng tài chính và tiền tệ hiện tại.
Lạm phát tăng khiến lãi suất tăng, và điều này gây rủi ro giao dịch chứng khoán tăng khi mức kỳ vọng lãi buộc phải cao hơn nữa. Do vậy, nên rất kỹ trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư thời điểm này.
► 3 phút Mở tài khoản chứng khoán online để được tư vấn điểm mua/bán phù hơp: https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html
Các bài viết mới nhất