Những phản ứng của TTCK đối với Omicron – Kỳ vọng hồi phục kinh tế được duy trì

Chia sẻ trên:    316

1. Chỉ số chứng khoán toàn cầu chỉnh mạnh khi xuất hiện nguy cơ mới mang tên biến thể Omicron

Thị trường tài chính toàn cầu tuần qua tiếp tục rung lắc mạnh khi xuất hiện thêm các thông tin về biến thể Covid mới mang tên Omicron, với khả năng lây nhiễm cao xuất phát từ Nam Phi đang có dấu hiệu lan rộng ra toàn thế giới. Trong khi hiểu biết về biến thể mới này còn nhiều hạn chế, nhiều quốc gia đã ngay lập tức đưa ra các lệnh hạn chế di chuyển đối với các vùng có nguy cơ cao.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng thị trường cũng đã nói nhiều đến các đợt bùng phát mạnh có thể xảy ra trước đó khi mùa đông và mùa xuân đến tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển nhanh khi mở cửa kinh tế. Và có thể nói, khi thị trường chứng khoán đang ở trên vùng đỉnh mới, những sự rung lắc và bán tháo mạnh trong một vài phiên vẫn thường diễn ra và dường như Omicron đang là cái cớ hợp lý nhất. Ngoài ra, việc thế giới đang tiếp tục chứng kiến sự thay đổi dần trong chính sách tiền tệ phù hợp với một chu kỳ kinh tế mới hậu đại dịch có có thể kích hoạt động thái chốt lời trong ngắn hạn.

Nếu như nhìn vào diễn biến của chu kỳ kinh tế mới, có thể thấy rằng Trung Quốc đang dần đi qua đỉnh hưng thịnh sau khi đã tăng trưởng cao bất chấp Covid, và Mỹ đang bước vào thời kỳ giữa của một chu kỳ mới. Do đó, việc buộc phải thắt chặt dần các chính sách nới lỏng áp dụng cho các trường hợp khẩn cấp khi đại dịch bùng phát là điều không tránh khỏi. Và do đó, với tầm nhìn 2022 danh mục đầu tư của nhiều quỹ lớn cũng sẽ chứng kiến sự chuyển giao về tỷ trọng và các nhóm ngành để phù hợp hơn với môi trường vĩ mô hậu đại dịch.

2. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục rung lắc mạnh trên vùng đỉnh mới cùng với thông tin về Covid-19 trên toàn cầu

Tại Việt Nam, các phản ứng trên thị trường chứng khoán trong tuần qua sau những phiên điều chỉnh là khá lành mạnh với lực cầu bắt đáy có sự dịch chuyển dần sang các cổ phiếu trụ và sự chuyển giao về nhóm ngành phù hợp xu hướng lớn của tổng thể cả nền kinh tế của Việt Nam và thế giới.

Bước vào tháng 12, tháng cuối cùng của năm, HSC kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế tiếp tục được duy trì sau những số liệu tích cực của tháng 11 bao gồm:

  • Chỉ số CPI tăng thấp nhất ở mức 0.32% so với tháng trước và tăng 2% so với cuối năm 2020.

  • Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 5.6% so với cùng kỳ năm trước. Và Chỉ số PMI sản xuất tiếp tục tăng lên mức 52.2 báo hiệu sự cải thiện tích cực liên tiếp sau một thời gian suy giảm do làn sóng đại dịch.

  • Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn đầu tư công thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 367,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,8% kế hoạch năm và giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

  • Tiêu dùng nội địa đã cải thiện tích cực với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 397,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

  • Cán cân thương mại hàng hóa đã quay trở lại xuất siêu 25 triệu đô sau 11 tháng, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vốn đầu tư đăng ký và cấp mới đạt 26.46 tỷ USD tăng nhẹ 0.1% và vốn FDI thực hiện đạt 17.1 tỷ USD chỉ giảm nhẹ 4.2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, và do đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chủ trưởng mở rộng các cụm khu công nghiệp trên cả nước và kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.

Có thể nói, sự xuất hiện của biến thể Omicron cùng với sự dần thay đổi về nhận định của Cục dự trữ liên bang Mỹ về tốc độ thu hẹp dần các chính sách hỗ trợ thị trường là một phép thử quan trọng đối với TTCK toàn cầu. Và với các dữ liệu vĩ mô đang trong xu hướng hồi phục rõ ràng, TTCK đã cho thấy đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn với định hướng đến 2022.

Một số tín hiệu đáng mừng trong chặng đường hồi phục kinh tế đầy thử thách có thể kể đến: Nền kinh tế Trung Quốc, Mỹ hay Việt Nam vẫn rất năng động, các công ty đã và đang học được bài học lớn từ sự thích nghi với các sự cố bất ngờ như đại dịch để có thể chủ động ứng phó, sự phát triển của các doanh nghiệp dược phẩm cho thấy các công ty này đang rất sẵn sàng cải tiến các sản phẩm của mình đối với các biến thể mới. Và điểm quan trọng rằng, với phép thử Omicron, chúng tôi hi vọng sẽ không có một sự gián đoạn lớn nào đối với kinh tế như đã từng xảy ra trong năm 2020. Sự bình thường hóa hậu đại dịch bao gồm cả thói quen mới và cũ sẽ tiếp tục được duy trì.

Các nhóm ngành lớn cần lưu ý gồm Ngân hàng, Bảo hiểm, Bất động sản và Khu công nghiệp,  Điện và năng lượng tái tạo, Tiêu dùng không thiết yếu, và một vài ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam.

► Để tìm hiểu kỹ hơn về từng nhóm ngành và các cơ hội đầu tư nổi bật, quý nhà đầu tư có thể tham gia vào các buổi hội thảo chuyên sâu của HSC dành riêng cho các khách hàng, các buổi livestream và tham gia các room của HSC.

► 3 phút Mở tài khoản chứng khoán online để được cập nhật nhanh nhất tin tức về thị trường chứng khoán từ HSC: https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html