Nhận biết phân phối đỉnh nhờ vào đột biến khối lượng

Chia sẻ trên:    97718

Phân phối đỉnh là gì?

Phân phối đỉnh là biểu hiện của cổ phiếu/chứng khoán đang trong một xu hướng tăng giá nhưng đột nhiên có một vài phiên xuất hiện những nhịp chững lại đi kèm với khối lượng giao dịch (KLGD) đột biến hơn ngưỡng trung bình. Hay nói cách khác phân phối đỉnh là diễn biến không đồng thuận giữa giá và KLGD, trong khi KLGD tăng nhưng giá lại không tăng.

 

Tại sao bên bán không bán ra một lần để thoát hoàn toàn khỏi thị trường mà phải cần phải thực hiện bán ra từng phần như vậy?

Bởi lẽ hiện tượng phân phối là quá trình thực hiện bán ra của các nhà đầu tư tổ chức, những dòng tiền lớn bán ra thu lợi nhuận hay để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Vì là dòng tiền lớn nên họ phải thực hiện bán ra từng đợt để tránh những sự hoảng loạn diễn ra trên thị trường. Do đó, họ sẽ thực hiện bán ra từ từ với mong muốn được giá cao. Cuối cùng, khi dòng tiền lớn thoát hết hàng thì đó sẽ là lúc họ bán ra mạnh nhất và nhiều khả năng sau đó cổ phiếu sẽ rơi mạnh.

 

Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng phân phối & phân phối đỉnh

1. Chỉ số đảo chiều ngay trong phiên: chỉ số tăng vào đầu phiên nhưng bán mạnh vào cuối phiên và KLGD ghi nhận ở mức cao hơn trung bình. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất hay còn được gọi với tên là “bẫy tăng giá”, đánh vào tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

2. Chỉ số tăng/giảm nhẹ nhưng KLGD kết phiên là rất lớn. Chỉ số giao dịch ghi nhận sự giằng co rất quyết liệt giữa cung và cầu. Cung đổ vào thị trường tăng đột biến so với các phiên trước nhưng vẫn có lực cầu hấp thụ lượng cung bán ra, khiến chỉ số không giảm sâu. Trong một xu hướng tăng thì đa phần tâm lý nhà đầu tư đều rất lạc quan và sẵn sàng giải ngân mới khi chỉ số có điều chỉnh, do đó phần lớn lượng cung bán ra này là của nhà đầu tư lớn thực hiện.

3. Chỉ số độ nhiên giảm mạnh ngay từ đầu phiên với KLGD lớn bán ra ào ạt trong một xu hướng tăng rất tích cực trước đó. Nhà đầu tư lớn thực hiện bán ra quyết liệt ngay từ đầu phiên trong bối cảnh chỉ số tăng khá tốt trước đó khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị bất ngờ và không kịp trở lại. Thông thường biểu hiện này sẽ xuất hiện vào nhịp cuối của quá trình phân phối.

 

Ví dụ minh họa phân phối đỉnh

 

VN-Index hình thành Uptrend rất rõ ràng và có quán tính tăng rất mạnh, nhưng trong quá trình đi lên thì chỉ số cũng có những biểu hiện phân phối khá rõ ràng.

Nhịp phân phối thứ 1: Giá quay đầu đảo chiều ngay trong phiên với KLGD rất lớn, giá sau đó giảm nhưng hồi phục trở lại.

Nhịp phân phối thứ 2: Giá tăng nhẹ vào đầu phiên nhưng đột nhiên giảm mạnh vào cuối phiên với KLGD lớn, lực bán của nhịp phân phối này rất mạnh mẽ và dứt khoát.

Nhịp phân phối thứ 3: Giá giảm ngay từ đầu phiên, mặc dù có hồi phục lại nhưng không đáng kể.

Sau quá trình phân phối kéo dài thì chỉ số xuất hiện phiên giảm mạnh và down-trend cũng bắt đầu.

 

>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:

Sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng

Tại sao xu hướng lại quan trọng trong giao dịch cổ phiếu