Công cụ đầu tư

Dựa trên nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, chúng tôi có thể phân tích các doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh để từ đó rút ra được những thông tin tổng hợp.

Điểm tin và chiến lược giao dịch tuần

Macro Watch 05.05.2020

Chia sẻ trên:   

Macro Watch

Nhận định xu hướng TT

Sau gần 1 tháng tăng mạnh kể từ khi xảy ra bán tháo trên diện rộng tại tất cả các tài sản tài chính vì dịch bệnh lan rộng, thị trường chứng khoán thế giới dự kiến sẽ vấp phải áp lực chốt lời lớn cùng với các dữ liệu kinh tế xấu từ KQKD quý 1/2020 và kinh tế vĩ mô.TTCK Việt Nam đang nằm trong mùa báo cáo KQKD quý 1 với nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh bán ròng. Tâm điểm kỳ vọng nằm ở cách các nền kinh tế lớn bắt đầu mở cửa trở lại từ tháng 5 sẽ hé lộ kịch bản hồi phục của kinh tế thế giới.

(1) Quản trị rủi ro tài khoản trong bối cảnh tin tức dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát. 

(2) Chỉ xem xét giải ngân từng phần khi thị trường có nhịp điều chỉnh cần thiết trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Chú ý hoạt động mua/bán của NĐTNN.

(3) Ưu tiên các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực và ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đã có mức chiết khấu cao và có tỷ suất cổ tức hấp dẫn.

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý: BĐS (VIC, VHM, VRE), Ngân hàng (VCB, CTG, BID, VPB), Công nghệ thông tin (FPT), Viễn thông (VGI), Bán lẻ (MWG, PNJ, DGW), XD&VLXD (HPG, BMP), Điện (REE, POW), BDS KCN (PHR, KBC, NTC, D2D, VGC), Thực phẩm & đồ uống (VNM, MSN, MML), Dầu khí (PVS, PVT, PVD, GAS), Săm lốp (DRC), Cảng biển (GMD, VSC)

Lĩnh vực sản xuất Việt Nam suy giảm kỷ lục do Covid-19 trong tháng 4/202

PMI ngành sản xuất

PE ratio

Điểm tin trong tuần:

Dữ liệu kinh tế vĩ mô quý 1 và tháng 4 cùng với sự tập trung xoay quanh các chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã hé lộ mức độ thiệt hại do Covid-19 gây ra trên toàn thế giới:

+ Số ca lây nhiễm SARS-Cov-2 đã lên đến hơn 3.5 triệu người trên toàn thế giới, số ca tử vong đã có dấu hiệu tạo đỉnh và nhiều quốc gia bắt đầu dần mở lại nền kinh tế, nới lỏng các lệnh cách ly, phong tỏa. Tâm điểm tuần này nằm ở kỳ vọng vào loại thuốc chữa trị Remesdisir do Công ty Gilead của Mỹ có những hiệu ứng tốt trong việc chữa trị.

+ GDP quý 1 của Mỹ suy giảm 4.8%, mức giảm mạnh nhất kể từ 2008 khi đại dịch Covid-19 tấn công toàn nước Mỹ khiến cho trên 30 triệu người nộp đơn hỗ trợ thất nghiệp chỉ trong 6 tuần. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng theo đó giảm mạnh chủ yếu do nguồn thu nhập suy giảm và khiến cho tỷ lệ tiết kiệm cá nhân tăng cao ở mức 13.1%. Đây cũng là tiền đề cho một sự hồi phục kinh tế có thể sẽ diễn ra sau khi Mỹ mở cửa trở lại nền kinh tế trong tháng 5.

+ Tại cuộc họp thường kỳ FOMC, Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0% - 0.25% và sẽ tiếp tục thực hiện chương trình nới lỏng định lượng không giới hạn để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây nên và cảnh báo về các tác động tiêu cực nghiêm trọng trong trung hạn đối với nền kinh tế Mỹ. Trước đó, ngày 27/4 Mỹ công bố kế hoạch mở rộng chương trình ưu đãi tín dụng trị giá 500 tỷ đô cho các thành phố và địa phương nhỏ chịu thiệt hại nặng bởi dịch.

+ Tại Châu Âu, GDP quý 1/2020 cũng sụt giảm mạnh 3.8% do ảnh hưởng bởi dịch bệnh lan rộng khiến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đình trệ. Chỉ số lạm phát tháng 4 chỉ đạt 0.4%, mức thấp nhất kể từ 2016 với nguyên nhân chủ yếu do giá dầu sụt giảm mạnh.

+ Chỉ số PMI sản xuất tại Trung Quốc duy trì trong ngưỡng tăng trưởng đạt 50.8 điểm trong tháng 4 thấp hơn mức 52 điểm của tháng 3 do xuất khẩu tăng trưởng chậm do thương mại toàn cầu chịu thiệt hại bởi dịch bệnh kéo dài.

+ Trong những ngày cuối tuần, thị trường chứng khoán bắt đầu chịu áp lực bán chốt lời sau khi đã tăng mạnh kể từ đáy bán tháo khi dịch bệnh lan rộng ra toàn thế giới. Đồng thời, TT Trump đưa ra lời đe dọa về khả năng áp thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc trị giá đến 1.000 tỷ USD khi tuyên bố có bằng chứng liên kết về virus Corona với một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.

-   Giá vàng vẫn đang trong xu hướng tăng trong bối cảnh suy thoái, tuy nhiên cũng chịu áp lực chốt lời lớn khi tiến gần đến mốc 1.800 USD/ounce.

-   Giá dầu đã chứng kiến một tuần biến động tăng mạnh sau khi có các biện pháp kỹ thuật can thiệp liên quan đến việc đáo hạn hợp đồng dầu Brent tháng 6 và kỳ vọng vào việc mở cửa lại nền kinh tế của nhiều quốc gia lớn từ tháng 5 và việc OPEC+ bắt đầu thực hiện cắt giảm sản lượng khai thác. Giá dầu WTI đã có lúc lên trên 20$ và giá dầu Brent đã chạm mức trên $26/barrel.

+ Theo công bố mới của Tổng cục thống kê, chỉ số CPI tháng 4 giảm gần 1.6% so với tháng trước, đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 -2020 với nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu giảm mạnh và nhiều mặt hàng phi lương thực giảm giá do thực hiện giãn cách xã hội.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm đạt 82.94 tỷ USD, tăng 4.7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20.3 tỷ USD tương đương mức tăng 13.4% so với cùng kỳ năm trước, xếp theo sau là Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo đó, cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 3 tỷ USD. 

+ Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong 4 tháng đạt 6.8 tỷ USD, trong đó riêng Singapore đã đăng ký đầu tư 4.3 tỷ USD vào dự án điện LNG Bạc Liêu. Tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chỉ đạt 2.5 tỷ USD, giảm 65.3% so với cùng kỳ. Tổng vốn FDI đã giải ngân đạt 5.2 tỷ USD giảm 9.6% so với cùng kỳ và vẫn tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 74%.

Triển vọng ngành & Upside - 1 năm Danh mục cơ bản

Upside CP
Triển vọng Ngành
<0% 0%-10% 10%-20% >20%
Tích cực: Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, BDS KCN BID EIB   VGC VCB VIB MBB ACB VPB HDB TCB CTG VRE  MWG PNJ PHR D2D KBC
Khả quan:BĐS, VLXD,  săm lốp, điện, thực phẩm, cảng MSN PPC KDC GAS VNM POW VIC VHM SAB BMP PVT REE QNS VEA DRC GMD VSC NLG KDH VRE HPG
Trung lập: CK, thép, XD, dược, cao su, BH, dệt may, thủy sản, hàng không, phân bón HSG CTD BVH DPR VJC DPM HCM SSI GAS VHC TCM STK  BMP PVT PLX
Tiêu cực: Dầu khí       PVS PVD

Giá hàng hóa cơ bản

  Giá hiện tại Vs 1 tháng trước Forward 1 tháng
WTI 19.78 -30.2% n.a
BRENT 26.44 -22.5% n.a
Khí 1.89 16.7% n.a
Vàng 1,700.42 4.9% n.a
Thép-HRC 480.00 -4.4% 5.2%
Quặng sắt 82.50 -6.3% n.a
Phân Ure 231.13 7.8% n.a
BDI 617 0.2% n.a
Sữa gầy 84.93 -5.8% -1.2%
USD/VND 23,427 -0.5% n.a
EUR/USD 1.10 1.7% n.a

Danh mục cơ bản

STT TP Upside* % tuần % tháng
1 HPG 27,400 27.4% -0.5% 24.6%
2 FPT 64,700 27.4% -0.4% 20.1%
3 CTG 25,600 28.0% 4.2% 9.3%
4 PHR 53,600 18.6% 4.9% 31.0%
5 DRC 24,300 26.2% 2.1% 29.2%
6 VSC 34,000 31.3% 12.4% 26.0%
           
           
           
           
* kỳ vọng 1 năm        

Cập nhật lợi nhuận DN

2020F (đơn vị: nghìn tỷ đồng)
DT yoy LNST yoy P/E* P/B*
VEA 3.8 -15.0% 6.4 -12.7%       7.9          1.8
REE 5.5 13.4% 1.5 -8%       6.3         0.8
VHM 81.3 56.9% 25.8 21.2%       8.2         2.7
VRE 10.1 9.1% 3.0 6.5%      17.1          1.9
MSN 80.5 115.5% 1.4 -75.3%     50.1          1.6
CTG 41.5 2.4% 8.7 -8.4%     10.3         0.9
TCB 22.6 7.4% 10.9 6.1%       5.5         0.8
MWG 104.2 2.0% 3.2 -17.8%     12.0         3.3
VSC 1.5 -16.8% 0.2 -16.2%       7.2         0.7
Nguồn: Báo cáo phân tích HSC         *forward

 

Bạn đang xem nội dung báo cáo phân tích miễn phí của HSC Online. Để xem nội dung các báo cáo chuyên sâu hơn dành cho khách hàng có tài khoản chứng khoán tại HSC, vui lòng đăng ký tại Mở tài khoản chứng khoán hoặc xem Quyền lợi khách hàng khi mở tài khoản chứng khoán tại HSC Online.

Miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này chỉ được cung cấp nhằm để tham khảo, được đưa ra dựa trên một số giả định và điều kiện thị trường tại ngày của báo cáo và có thể thay đổi mà không được thông báo. Mặc dù tất cả thông tin trình bày trong báo cáo này được thu thập hoặc phát triển từ nguồn thông tin mà HSC cho là đáng tin cậy, (các) tác giả của báo cáo này và HSC không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về sự chính xác, tính trung thực hay sự đầy đủ của các thông tin đó. HSC không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.