Công cụ đầu tư

Dựa trên nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, chúng tôi có thể phân tích các doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh để từ đó rút ra được những thông tin tổng hợp.

Điểm tin và chiến lược giao dịch tuần

Macro Watch 11.11.2019

Chia sẻ trên:   

Macro Watch

Nhận định xu hướng TT

TTCK thế giới đang ở vùng đỉnh sau khi phản ánh các thông tin tích cực về đàm phán thương mại, chính sách tiền tệ nới lỏng và KQKD quý 3. TTCK Việt Nam g xu hướng tăng tiệm cận mức đỉnh 2018 với sự quay trở lại mua ròng của khối ngoại và cần tích lũy ở mốc trên 1.000 điểm sau khi KQKD quý 3 đã công bố hết.
(1) Giảm tỷ trọng cổ phiếu trong các nhịp tăng ngắn trong tuần. Có thể nắm giữ dài hạn đối với các cổ phiếu có KQKD tốt và có thanh khoản trong đà tăng mạnh đã được giải ngân ở vùng giá thấp.
(2) Quan sát động thái nhóm trụ, nhà đầu tư NN và thanh khoản chung của thị trường.
(3) Chỉ gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi thị trường có sự điều chỉnh cần thiết và tích lũy đi ngang mới.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý: BĐS (VIC, VHM, VRE, KDH), Ngân hàng (VPB, TCB, HDB, ACB, MBB), Viễn thông (VGI), Thực phẩm (VNM), Điện nước (POW), Y tế (DBD), XD&VLXD (HPG, BMP, PTB), Hóa chất (PHR), CNTT (FPT), Hàng dịch vụ CN (REE), Du lịch giải trí (VJC, HVN), Bán lẻ (MWG, PNJ,DGW), Dầu khí (GAS, PVS, PVT), BDS KCN (D2D).

Chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam giảm về ngưỡng 50 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc

chỉ số PMI

pe-ratio

Điểm tin trong tuần:

Thị trường chứng khoán thế giới tiệm cận ngưỡng cao nhất năm 2018 trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, nới lỏng tiền tệ và kỳ vọng tích cực vào thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Giai đoạn 1:
+ Phía Trung Quốc thông báo về việc hai bên đã đạt thống nhất dỡ bỏ một phần thuế quan lên hàng hóa của hai quốc gia để tiếp tục ký kết thỏa thuận Giai đoạn 1 trong thời gian tới, mặc dù phía Mỹ cho rằng điều này là không chính xác nhưng thỏa thuận đang có “tiến triển rất tốt”. Giới đầu tư kỳ vọng vào một thỏa thuận một phần hoặc hoàn toàn về thuế và sẽ có nhượng bộ từ hai phía. Chính thông tin tích cực này đã giúp chứng khoán Mỹ lên đến đỉnh lịch sử mới, đồng đô la ở vùng suy yếu mạnh và đặc biệt tỷ giá Nhân dân tệ so với đô la Mỹ đã quay trở lại dưới ngưỡng 7. Các dữ liệu kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy nền kinh tế nước này đang khá ổn định so với mặt bằng chung toàn thế giới, và Trung Quốc đang chứng kiến sự suy giảm kinh tế trầm trọng ảnh hưởng nặng nề bởi thương chiến.
+ Trái ngược với dòng tiền đổ mạnh vào ttck, tại thị trường TPCP đã diễn ra một đợt bán tháo mạnh khiến cho lợi suất TPCP Mỹ tăng vọt và tình trảng đảo ngược ở các kỳ hạn đã được xóa bỏ khiến cho cảnh báo rủi ro suy thoái được loại bỏ. Tại Pháp, lần đầu tiên kể từ tháng 7, lợi suất TPCP Pháp kỳ hạn 10 năm đã chuyển sang trang thái dương sau khi tăng gần 180% trong 1 ngày.
+ Ủy Ban châu âu hạ dự báo tăng trưởng  của khu vực Eurozone xuống mức 1.1% trong năm 2019 và phục hồi yếu lên 1.2% trong năm 2020 và 2021. Kinh tế Đức dự báo chỉ có thể đạt 0.4% tăng trưởng năm 2019 và 1% năm 2020 và 2021. Ngoài ra, Moody’s đã ra báo cáo hạ tín nhiệm với Anh xuống “ triển vọng tiêu cực” về nợ chính phủ và cảnh báo Brexit sẽ làm “xói mòn sức mạnh thể chế” đe dọa an ninh tài chính của Anh.
+ Lần đầu tiên kể từ 2016, Nhật Bản buộc phải dự kiến tung ra gói kích thích kinh tế do lo ngại suy giảm kinh tế toàn cầu và tác động của việc tăng thuế tiêu thụ có thể gây ảnh hưởng đến cả sự kiện Olympics tại Tokyo năm sau.
+ NHTW Thái Lan vừa phải cắt giảm lãi suất thêm 0.25% xuống mức thấp kỷ lục 1.25% để giúp hạ nhiệt việc tăng giá của đồng Baht, đồng thời nới lỏng quy định về dòng vốn chảy ra khỏi Thái Lan. Trong 1 năm nay, đồng Baht đã tăng 8% so với USD và là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế mới nổi. Diễn biến của đồng Baht khá tương đồng với sự mạnh lên của VND khi thặng dư tài khoản vãng lai của Thái ở mức cao trong khi đó việc hạ lãi suất diễn ra không mạnh mẽ và tỷ lệ lạm phát ở mức thấp đã giúp đồng Baht tăng giá mạnh.

- Giá vàng đã có đợt sụt giảm mạnh sau khi thông tin về thương chiến có tiến triển tích cực.
- Giá dầu tăng trở lại do kỳ vọng vào nhu cầu sử dụng năng lượng dưới sự tác động của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

+ Việt Nam đang ở tình thế thiếu điện trầm trọng 2020 -2023 do đó Bộ Công thương mới phê duyệt thêm quy hoạch cho 8.000 MW điện mặt trời và 3.000 MW điện gió. Tuy nhiên, đến nay cơ chế mới về mua bán điện mặt trời vẫn chưa được quyết định và công bố gây rủi ro về bài toán kinh tế cho các dự án chuẩn bị hoạt động và xây dựng.
+ NHNN công bố dự thảo lấy ý kiến về việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ được giới hạn ở mức không quá 49%, qui định mới nhằm bảo đảm được vai trò chủ động của các doanh nghiệp trong nước và tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài với vốn lớn trong lĩnh vực này. 
+ Đức ra quyết định siết chặt quy định nhập khẩu cá tra với việc kiểm soát chặt dư lượng chlorate trong sản phẩm nhập khẩu. Trong khối EU, Đức là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ 3 của Việt Nam vơi mức tăng trưởng trên 30%.
+ Chính phủ sẽ quyết liệt hơn trong việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư công đã rất chậm trễ trong năm 2019. Trong tuần qua, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định sẽ nghiên cứu và lên kế hoạch làm Đường liên vùng 4 sẽ kết nối đường vành đai 3 đến Quốc lộ 51 thông ra ngã tư Dầu Giây - Long Thành, Quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769 với tổng mức đầu tư dự kiến 6.600 tỷ đồng.

Triển vọng ngành & Upside - 1 năm Danh mục cơ bản

Upside CP
Triển vọng Ngành
<0% 0%-10% 10%-20% >20%
Tích cực: Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, BĐS   DGW NVL VSH CHP TMP PNJ  MWG TCB VPB MBB ACB HDB DXG NLG FRT FPT
Khả quan: hàng không, BĐS KCN, bảo hiểm, VLXD, dầu khí, dệt may, săm lốp, nước, điện PPC PGD VJC HVN VEA GAS PLX REE KDH VGC GMD BMP  KBC VPB DRC VRE VSC PVD PVT POW VHC TCM STK ACV
Trung lập: CK, thép, XD, thực phẩm, bia, dược, cao su tự nhiên HSG NKG CII SBT DPR DPM MSN VNM CTD HCM SSI HPG QNS 
Bán: Phân bón DPM      

Giá hàng hóa cơ bản

  Giá hiện tại Vs 1 tháng trước Forward 1 tháng
WTI 57.24 6.9% n.a
BRENT 62.51 5.8% n.a
Khí 2.79 25.7% n.a
Vàng 1,459.00 -2.3% n.a
Thép-HRC 492.00 -28.6% -9.1%
Quặng sắt 80.36 -13.5% n.a
Phân Ure 237.00 -0.3% n.a
BDI 1,378 -28.6% n.a
Sữa gầy 114.80 6.4% 2.7%
USD/VND 23,199 0.0% n.a
EUR/USD 1.10 0.1% n.a

Danh mục cơ bản

STT TP Upside* % tuần % tháng
1 MBB 33 41.0% 2.0% 2.9%
2 MWG 164 31.9% -0.5% 1.3%
3 FPT 78 31.0% 1.9% 7.4%
4 TCB 35 39.4% 5.7% 8.4%
5 PNJ 94 9.7% 2.9% 8.5%
6 DBD 71 24.3% 5.9% 3.8%
           
           
           
           
* kỳ vọng 1 năm        

Cập nhật lợi nhuận DN

2019E
DT yoy LNST yoy P/E* P/B*
QNS 8,283 3.2% 1,265 2.2% 6.88 1.4
PVT 7,891 4.9% 710 8.9% 7.4 0.9
TCM 3,700 1.0% 202 -22.0% 7.19 0.9
VGC 9,791 11.1% 678 19.8% 12.5 1.3
AAA 9,885 23.4% 474 162.7% 6.3 0.9
VPB 34,821 12.0% 7,656 4.1% 7.05 1.5
HSG 31,109 11.0% 379 4.9% 8.59 0.5
VIC 138,670 13.8% 5,024 33.0% 76.7 4.7
CTD 22,215 -22.2% 733 -51.5% 8.25 0.7
Nguồn: Báo cáo phân tích HSC         *forward

 

Bạn đang xem nội dung báo cáo phân tích miễn phí của HSC Online. Để xem nội dung các báo cáo chuyên sâu hơn dành cho khách hàng có tài khoản chứng khoán tại HSC, vui lòng đăng ký tại Mở tài khoản chứng khoán hoặc xem Quyền lợi khách hàng khi mở tài khoản chứng khoán tại HSC Online.

Miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này chỉ được cung cấp nhằm để tham khảo, được đưa ra dựa trên một số giả định và điều kiện thị trường tại ngày của báo cáo và có thể thay đổi mà không được thông báo. Mặc dù tất cả thông tin trình bày trong báo cáo này được thu thập hoặc phát triển từ nguồn thông tin mà HSC cho là đáng tin cậy, (các) tác giả của báo cáo này và HSC không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về sự chính xác, tính trung thực hay sự đầy đủ của các thông tin đó. HSC không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.