TTCK thế giới bước vào giai đoạn biến động rất mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tình hình dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng kinh tế và nguy cơ suy thoái ngày càng gia tăng. TTCK Việt Nam đang chứng kiến giai đoạn giảm mạnh do lực bán hoảng loạn khi tinh hình dịch bệnh có chiều hướng tăng nhanh gây ảnh hưởng đến kinh tế kéo dài ít nhất đến Quý 2/2020. Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng.
(1) Quản trị rủi ro chặt chẽ trong giai đoạn thị trường biến động mạnh và tâm lý nhà đầu tư còn yếu khi rủi ro về suy thoái toàn cầu gia tăng.
(2) Chỉ giải ngân từng phần trong các nhịp giảm mạnh của thị trường cùng với các thông tin tích cực về diễn biến dịch bệnh. Đặc biệt chú ý quan sát chuyển động nhóm trụ, hoạt động mua/bán của nhà đầu tư ngoại.
(3) Ưu tiên các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực và ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đã có mức chiết khấu cao.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý: BĐS (VIC, VHM, VRE), Ngân hàng (VCB, CTG, MBB, VPB, BID, ACB), Công nghệ thông tin (FPT), Viễn thông (VGI), Bán lẻ (MWG, PNJ, DGW), XD&VLXD (HPG), Điện (REE, POW), BDS KCN (PHR, KBC, NTC), Thực phẩm & đồ uống (VNM, MSN)
Thế giới đang trải qua những tuần khó khăn nhất khi dịch bệnh do virus SARS-Cov-2 gây nên đang lan rộng và nhanh trên rất nhiều quốc gia khiến cho các hoạt động kinh tế trì trệ để tập trung đối phó với dịch bệnh và rủi ro suy thoái ngày càng hiện rõ:
+ Số ca lây nhiễm tăng rất nhanh tại Mỹ và Châu Âu trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc bước đầu đã khống chế khá tốt dịch bệnh. Các quốc gia bắt đầu đẩy nhanh việc hạn chế du lịch đến nhiều quốc gia đang là tâm dịch dẫn đến tổn hại kinh tế sẽ tiếp tục kéo dài sau khi WHO công bố chính thức đây là đại dịch. Lệnh phong tỏa cấp quốc gia đã được nhiều nước áp dụng để chống lại sự lây lan nhanh chóng của virus corona.
+ Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới trải qua hai tuần giao dịch với sự bán tháo trong hoảng loạn vì dịch bệnh đang được xem như một sự kiện Thiên nga đen có thể sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính. NHTW và chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã buộc phải thông báo việc nới lỏng tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất khẩn cấp, tung ra các gói kích thích kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp đang chịu nhiều thiệt hại bởi dịch bệnh.
+ Cục dự trữ liên bang Mỹ đã phải sử dụng công cụ cắt giảm lãi suất khẩn cấp lần thứ hai vào ngày 16/3 đưa mức lãi suất về 0% - 0.25% và dự kiến thực hiện bơm tiền mạnh vào thị trường tài chính thông qua mua vào một lượng lớn trái phiếu có giá trị ít nhất 700 tỷ đô. Fed nhấn mạnh việc chính phủ cần phải sử dụng đến chính sách tài khóa để hỗ trợ trực tiếp lên các ngành chịu thiệt hại nặng bởi dịch bệnh. Thị trường chứng khoán Mỹ đã có tuần giao dịch tồi tệ nhất với chỉ số VIX đo lường biến động tăng vọt thể hiện sự hoảng loạn của nhà đầu tư khi nguy cơ suy thoái đã hiện hữu rõ ràng.
+ Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh tế bằng biện pháp bơm tiền mạnh vào hệ thống thông qua việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để thúc đẩy tín dụng, hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Dự kiến các NHTW châu Á sẽ tiếp tục phối hợp cắt giảm lãi suất sau động thái của Mỹ.
+ Châu Âu đang lâm vào một cuộc khủng hoảng thực sự khi sự lây nhiễm của dịch bệnh nằm ngoài tầm kiểm soát khiến ECB buộc phải tiếp tục nới lỏng định lượng thông qua việc mua lại tài sản tài chính trị giá 120 tỷ euro áp dụng đến cuối năm nhưng chưa hạ lãi suất. NHTW Anh buộc phải cắt giảm lãi suất khẩn cấp thêm 0.5% đưa lãi suất về mức 0.25% lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài chính.
- Giá vàng đã có mức sụt giảm rất mạnh -8.6% khi áp lực bán tăng cao do rủi ro khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc tích trữ tiền mặt gia tăng và để bù đắp cho các khoản lỗ ở các tài sản khác khi thị trường toàn cầu xuất hiện lực bán hoảng loạn.
- Giá dầu thô tiếp tục xu hướng giảm mạnh do rủi ro suy thoái ảnh hưởng nhu cầu sử dụng năng lượng và việc Arab và UAE thông báo kế hoạch tăng sản lượng khi cuộc họp Opec+ thật bại.
+ Số ca lây nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại tại Việt Nam và các biện pháp mạnh mẽ hơn đang được thực thi, đáng kể nhất là việc hạn chế du lịch đối với các vùng dịch trên thế giới. Kinh tế trong quý 1 và quý 2 dự báo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng Chính phủ đang cố gắng giảm thiểu tối đã nguy cơ lây nhiễm để đảm bảo nền kinh tế được vận hành ổn định.
+ Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong ngày cuối tuần khi giá dầu thế giới giảm mạnh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu vào. Bộ Công thương yêu cầu không tăng giá điện cho đến hết Quý II là một trong những biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, Bộ Tài chính đạng dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong 5 tháng. Theo đó, thu ngân sách dự kiến sẽ giảm khoảng 22.600 tỷ đồng.
+ Tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh ở mức 0.06% do yếu tố Tết và dịch bệnh cho thấy sản xuất kinh doanh đang chậm lại, tiền gửi tiết kiệm tăng như một kênh an toàn khi rủi ro kinh tế tăng cao. Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, NHNN tiếp tục hút ròng 120 nghìn tỷ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Tỷ giá VND được duy trì ở mức ổn định.
Triển vọng ngành & Upside - 1 năm Danh mục cơ bản
Upside CP Triển vọng Ngành |
<0% | 0%-10% | 10%-20% | >20% | |
Tích cực: Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, BĐS | EIB | DGW VIC | HDB VPB CTG KDH KBC VCB | FPT MWG MBB TCB PNJ ACB VPB DXG NLG VRE ACB VIB | |
Khả quan: hàng không, BĐS KCN, VLXD, dầu khí, săm lốp, điện, thực phẩm, bia, cảng | VJC | VNM KDC GAS POW | VHC VGC QNS PLX MSN | SAB D2D PHR GMD ACV VSC HVN BMP PVT REE | |
Trung lập: CK, thép, XD, thực phẩm, dược, cao su, bảo hiểm, dệt may, thủy sản | CTDPR HSG | CTD STK BVH | HCM SSI MSN | VHC HPG TCM | |
Bán: Phân bón | DPM | ||||
Giá hàng hóa cơ bản
Giá hiện tại | Vs 1 tháng trước | Forward 1 tháng | ||||
WTI | 31.73 | -39.0% | n.a | |||
BRENT | 33.85 | -41.3% | n.a | |||
Khí | 1.87 | -5.6% | n.a | |||
Vàng | 1,529.83 | -3.2% | n.a | |||
Thép-HRC | 571.00 | -1.6% | 0.9% | |||
Quặng sắt | 90.13 | 5.2% | n.a | |||
Phân Ure | 215.40 | -1.0% | n.a | |||
BDI | 631 | 45.4% | n.a | |||
Sữa gầy | 112.00 | -2.2% | 4.3% | |||
USD/VND | 23,214 | -0.1% | n.a | |||
EUR/USD | 1.11 | 2.5% | n.a |
Danh mục cơ bản
STT | Mã | TP | Upside* | % tuần | % tháng |
1 | FPT | 78,100 | 62.2% | -10.8% | -11.2% |
2 | ACB | 34,000 | 54.5% | -13.0% | -16.7% |
3 | CTG | 25,200 | 14.8% | -14.9% | -17.3% |
4 | PHR | 71,400 | 74.1% | -14.3% | 3.8% |
* kỳ vọng 1 năm |
Cập nhật lợi nhuận DN
Mã | 2020F (đơn vị: nghìn tỷ đồng) | |||||
DT | yoy | LNST | yoy | P/E* | P/B* | |
PNJ | 19.9 | 17.3% | 1.5 | 25.3% | 10.8 | 2.4 |
BID | 53.0 | 10.0% | 10.2 | 17.2% | 25.5 | 2.3 |
PHR | 1.5 | -13.6% | 1.2 | 20.8% | 5.5 | 1.8 |
VIB | 12.9 | 23.1% | 5.2 | 23.8% | 3.2 | 0.8 |
MSN | 81.3 | 117.6% | 1.9 | -65.3% | 30.4 | 1.3 |
BMP | 4.7 | 8.1% | 0.5 | 10.2% | 8.6 | 1.4 |
CTG | 37.4 | 11.3% | 12.0 | 31.9% | 9.4 | 1.1 |
REE | 6.0 | 7.4% | 1.6 | 0.0% | 7.2 | 1.0 |
MWG | 123.8 | 21.1% | 4.9 | 28.9% | 11.4 | 4.3 |
Nguồn: Báo cáo phân tích HSC | *forward |
Bạn đang xem nội dung báo cáo phân tích miễn phí của HSC Online. Để xem nội dung các báo cáo chuyên sâu hơn dành cho khách hàng có tài khoản chứng khoán tại HSC, vui lòng đăng ký tại Mở tài khoản chứng khoán hoặc xem Quyền lợi khách hàng khi mở tài khoản chứng khoán tại HSC Online.
Miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này chỉ được cung cấp nhằm để tham khảo, được đưa ra dựa trên một số giả định và điều kiện thị trường tại ngày của báo cáo và có thể thay đổi mà không được thông báo. Mặc dù tất cả thông tin trình bày trong báo cáo này được thu thập hoặc phát triển từ nguồn thông tin mà HSC cho là đáng tin cậy, (các) tác giả của báo cáo này và HSC không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về sự chính xác, tính trung thực hay sự đầy đủ của các thông tin đó. HSC không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.