Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ thông tin liên quan đến chính sách tiền tệ và kích thích kinh tế giảm thiểu thiệt hại do Covid-19 gây nên. Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tốt sau đợt bán tháo sau Tết nguyên đán do lo ngại dịch bệnh. Thị trường cần thời gian tích lũy và đánh giá thiệt hại lên nền kinh tế và dự báo về triển vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết năm 2020 trong thời gian tới. Ngày 20/2/2020 là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 2.
(1) Quan sát chuyển động nhóm trụ, đặc biệt nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và động thái của nhà đầu tư nước ngoài, thanh khoản của thị trường.
(2) Trong ngắn hạn, theo dõi sát các điểm cân bằng mới của thị trường để ưu tiên giải ngân và quản trị rủi ro đối với sự kiện bất khả kháng.
(3) Trong trung và dài hạn, xem xét giải ngân từng phần tại các nhịp giảm với các ngành có dự báo tăng trưởng cao, không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đang có mức định giá hấp dẫn sau đợt chiết khấu vừa qua.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý: BĐS (VIC, VHM, VRE), Ngân hàng (VCB, CTG, MBB, VPB, BID, ACB, TCB, STB), Công nghệ thông tin (FPT), Viễn thông (VGI), Bán lẻ (MWG, PNJ,DGW), XD&VLXD (HPG), Ôtô & phụ tùng (DRC), Điện (PPC, REE), BDS KCN (PHR, KBC)
Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư, GSO
Diễn biến dịch bệnh có xu hướng lan rộng và chưa thể kiểm soát tại Trung Quốc và có dấu hiệu lan rộng sang các nước khác. Hiện tại, quy mô của dịch do virus Corona đã vượt đại dịch SARS, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu trong năm 2020:
+ TQ thay đổi cách tính số người nhiễm bệnh và tử vong khiến con số lây nhiễm do virus Corona tăng vọt và vẫn chưa được kiểm soát tại TQ. Hiện nay có khoảng 50 quốc gia hạn chế đi lại giao thương với Trung Quốc, do đó, trong quý 1 thương mại toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. NHTW Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất hỗ trợ kinh tế và cắt giảm thuế doanh nghiệp, phí và cho phép ngân hàng nâng tỷ lệ nợ xấu trong tuần này.
+ Singapore trở thành quốc gia đứng thứ 2 về số ca lây nhiễm do virus Covid-19 gây nên và dự báo kinh tế của Singapore sẽ chịu ảnh hưởng xấu và có nguy cơ rơi vào suy thoái do tác động của dịch bệnh lần này đã vượt qua đại dịch SARS năm 2003. Du lịch sẽ là ngành chịu ảnh hưởn nặng nhất tại Singapore và dự đoán sẽ giảm 25% - 30% trong năm nay. Dự kiến Singapore sẽ phải đưa ra gói kích thích kinh tế quy mô lớn khoảng 500 triệu USD trong tuần này khiến cho thâm hụt tài khóa có thể ở mức cao nhất trong 2 thập kỷ.
+ Trong buổi điều trần trước quốc hội vừa qua, chủ tịch Fed – ông Powell cho biết NHTW Mỹ đang theo dõi sát thiệt hại và nguy cơ suy thoái do Covid-19 gây ra vì đây là mối nguy cơ đe dọa kinh tế Mỹ và thế giới và chính sách tiền tệ hiện tại vẫn còn nhiều khả năng phù hợp do dữ liệu kinh tế Mỹ vẫn cho thấy sự ổn định. Giới đầu tư hiện tại đang đặt cược lớn vào lần cắt giảm lãi suất tiếp trong năm 2020 để duy trì đà tăng trưởng kinh tế Mỹ khi rủi ro đang ngày càng tăng. Với các tác động của Covid-19 chưa được tính toán đầy đủ và vẫn còn kéo dài, sự vào cuộc của các NHTW của các quốc gia trên thế giới được kỳ vọng sẽ giúp kinh tế toàn cầu giảm thiểu được thiệt hại và nguy cơ suy thoái. Do đó, thị trường chứng khoán trong tuần qua vẫn có phản ứng khá tích cực trước các thông tin và kỳ vọng về sự hỗ trợ chính sách nới lỏng tiền tề vẫn được thực hiện trong năm 2020.
- Giá vàng đã bật tăng mạnh từ giữa tuần sau khi có thông tin về số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng vọt dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại lên kinh tế còn kéo dài và sự tác động của các NHTW với chính sách nới lỏng sẽ tiếp tục là chủ đề năm 2020.
- Giá dầu chưa thoát khỏi xu hướng giảm do ảnh hưởng từ dịch bệnh lên triển vọng kinh tế thế giới và xu hướng giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu thống nhất phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Châu Âu và Việt Nam vào chiều ngày 12/2/2020. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi hai bên hoàn tất thủ tục trong nước hoặc vào thời điểm do hai bên thống nhất. EVFTA được kỳ vọng là cú hích lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
+ Bộ Kế hoạch và đầu tư tiêp tục hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do dịch Covid-19. Tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến cả năm 6.25% và 5.96% tùy vào diễn biến dịch được kiểm soát trong quý 1 hoặc 2 và CPI dự kiến sẽ duy trì ở mức cao từ 3.96% đến 4.86%. Về xuất nhập khẩu, nếu dịch được kiểm soát quý 1, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt gần 54 tỷ đô giảm 8.3% so với cùng kỳ, nhập khẩu ước đạt 56 tỷ đô giảm hơn 3%. Nếu dịch kiểm soát trong quý 2, ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt 59 tỷ và xuất khẩu đạt 61 tỷ đô. Theo ước tính của HSC, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu có thể được cải thiện từ Q2/2020 khi CTTM Mỹ - Trung dịu bớt và các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.
+ Ngày 14/2, Bộ tài nguyên và môi trường đã ra hướng dẫn về việc cấp quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở bao gồm cả căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (officetel)... với thời hạn sử dụng 50 -70 năm giúp tháo gỡ nút thắt cho loại hình bất động sản này.
Triển vọng ngành & Upside - 1 năm Danh mục cơ bản
Upside CP Triển vọng Ngành |
<0% | 0%-10% | 10%-20% | >20% | |
Tích cực: Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, BĐS | EIB | DGW VCB VIC | HDB VPB CTG KDH KBC | FPT MWG MBB TCB PNJ ACB VPB DXG NLG VRE | |
Khả quan: hàng không, BĐS KCN, VLXD, dầu khí, săm lốp, điện, thực phẩm, bia, cảng | VJC | VNM KDC GAS | VHC VGC REE QNS PLX MSN | SAB D2D PHR GMD ACV VSC HVN BMP PVT PVD PVS POW | |
Trung lập: CK, thép, XD, thực phẩm, dược, cao su, bảo hiểm, dệt may, thủy sản | CTD DPR HSG | CTD STK BVH | HCM SSI MSN | VHC HPG TCM | |
Bán: Phân bón | DPM | ||||
Giá hàng hóa cơ bản
Giá hiện tại | Vs 1 tháng trước | Forward 1 tháng | ||||
WTI | 52.05 | -11.1% | n.a | |||
BRENT | 57.15 | -11.9% | n.a | |||
Khí | 1.84 | -11.5% | n.a | |||
Vàng | 1,584.06 | 2.0% | n.a | |||
Thép-HRC | 576.00 | -0.9% | -4.0% | |||
Quặng sắt | 84.86 | -10.5% | n.a | |||
Phân Ure | 217.50 | -3.1% | n.a | |||
BDI | 425 | -44.7% | n.a | |||
Sữa gầy | 123.25 | -0.5% | -0.2% | |||
USD/VND | 23,245 | 0.3% | n.a | |||
EUR/USD | 1.08 | -2.7% | n.a |
Danh mục cơ bản
STT | Mã | TP | Upside* | % tuần | % tháng |
1 | VRE | 43 | 34.8% | -0.8% | -5.9% |
2 | REE | 41 | 17.2% | 3.7% | -1.8% |
3 | FPT | 78 | 43.5% | 2.3% | -4.4% |
4 | MWG | 164 | 53.5% | -1.5% | -6.0% |
5 | HPG | 28 | 19.4% | -2.7% | -5.2% |
6 | DRC | 30 | 26.4% | 0.8% | -4.4% |
7 | MBB | 33 | 53.1% | 1.6% | 1.2% |
8 | PNJ | 95 | 14.5% | 0.1% | -7.0% |
* kỳ vọng 1 năm |
Cập nhật lợi nhuận DN
Mã | 2020F (đơn vị: nghìn tỷ đồng) | |||||
DT | yoy | LNST | yoy | P/E* | P/B* | |
FPT | 32.9 | 18.8% | 4.3 | 25.5% | 8.9 | 2.0 |
VRE | 10.2 | 13.0% | 3.3 | 19.9% | 21.1 | 2.3 |
DGW | 10.1 | 18.4% | 0.2 | 17.8% | 5.2 | 0.9 |
CTG | 37.4 | 11.3% | 12.0 | 31.9% | 9.4 | 1.1 |
REE | 6.0 | 7.4% | 1.6 | 0.0% | 7.2 | 1.0 |
MWG | 123.8 | 21.1% | 4.9 | 28.9% | 11.4 | 4.3 |
VIC | 214.0 | 54.3% | 5.9 | 18.0% | 62.6 | 4.2 |
VNM | 59.8 | 6.9% | 11.3 | 5.0% | 18.6 | 6.3 |
PVD | 5.3 | 18.6% | 0.2 | 212.3% | 31.0 | 0.4 |
Nguồn: Báo cáo phân tích HSC | *forward |
Bạn đang xem nội dung báo cáo phân tích miễn phí của HSC Online. Để xem nội dung các báo cáo chuyên sâu hơn dành cho khách hàng có tài khoản chứng khoán tại HSC, vui lòng đăng ký tại Mở tài khoản chứng khoán hoặc xem Quyền lợi khách hàng khi mở tài khoản chứng khoán tại HSC Online.
Miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này chỉ được cung cấp nhằm để tham khảo, được đưa ra dựa trên một số giả định và điều kiện thị trường tại ngày của báo cáo và có thể thay đổi mà không được thông báo. Mặc dù tất cả thông tin trình bày trong báo cáo này được thu thập hoặc phát triển từ nguồn thông tin mà HSC cho là đáng tin cậy, (các) tác giả của báo cáo này và HSC không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về sự chính xác, tính trung thực hay sự đầy đủ của các thông tin đó. HSC không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.