Công cụ đầu tư

Dựa trên nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, chúng tôi có thể phân tích các doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh để từ đó rút ra được những thông tin tổng hợp.

Điểm tin và chiến lược giao dịch tuần

Macro Watch 27.11.2019

Chia sẻ trên:   

Macro Watch

Nhận định xu hướng TT

TTCK thế giới đã có nhiều biến động trái chiều. TTCK Mỹ liên tục lập đỉnh mới do kỳ vọng tích cực vào thỏa thuận thương mại trong khi  ttck Châu Á bị ảnh hưởng giảm bởi TQ và Hồng Kông. TTCK Việt Nam trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh đã chịu áp lực bán mạnh từ nhóm trụ và mất mốc 1.000 điểm kéo dài đến hết tuần. Thị trường cần thêm thời gian tích lũy cho chu kỳ mới khi dòng vốn quay trở lại.
(1) Quan sát động thái nhóm trụ, nhà đầu tư NN và thanh khoản chung của thị trường;
(2) Chỉ giải ngân ở các cổ phiếu đã có chiết khấu tốt và tích lũy với triển vọng kinh doan tăng trưởng tích cực và có thanh khoản tăng dần hoặc nhóm cổ phiếu cơ bản có lợi suất cổ tức cao;
(3) Chỉ gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi có cải thiện thanh khoản và tích lũy sau đợt giảm mạnh. 
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý: BĐS (VIC, VHM, VRE, KDH), Ngân hàng (TCB, HDB, VCB, BID), Viễn thông (VGI), Thực phẩm (VNM), Điện nước (POW), Y tế (DBD), XD&VLXD (HPG, BMP, PTB), Hóa chất (PHR), CNTT (FPT), Hàng dịch vụ CN (REE), Du lịch giải trí (VJC), Bán lẻ (MWG, PNJ,DGW), Dầu khí (GAS, PVS, PVT), BDS KCN (NTC, D2D), Cảng (GMD, VSC).

NHNN giảm lãi suất, ngắn hạn không ảnh hưởng nhưng tích cực trong trung hạn

NHNN giảm lãi suất

PE ratio

Điểm tin trong tuần:

Diễn biến thế giới tuần qua xoay quanh căng thẳng bạo lực leo thang tại Hồng Kông, triển vọng thỏa thuận thương mại và các chính sách tiền tệ nới lỏng duy trì tăng trưởng:
+ Mỹ và Trung Quốc vẫn liên tục thông tin về tiến triển của thỏa thuận thương mại nhưng hai bên có thể không ký kết trong năm nay do còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thống nhất và đặc biệt sau khi căng thẳng bạo lực Hồng Kông leo thang nhanh và khi Mỹ đã nhất trí thông qua đạo luật ủng hộ nhân quyền của Hồng Kông. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế không mấy sáng sủa của TQ và động thái nâng mức phạt về vi phạm bản quyền để giải quyết một trong số những vấn đề tồn đọng của thỏa thuận thương mại cho thấy TQ ở vị thế rất cần thỏa thuận nhằm tránh một sự đổ vỡ về kinh tế. 
+ NHTW Trung Quốc lần đầu tiên hạ lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày từ 2.55% còn 2.5% trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng đang chậm lại khi hai tuần trước đã cắt giảm lãi suất công cụ cho vay trung hạn (MLF). Khả năng trong thời gian tới, PBOC có thể sẽ cắt giảm thêm lãi suất cơ bản để giải phóng một phần tiền chảy vào khu vực cần vốn của nền kinh tế.
+ Biên bản họp FOMC của Mỹ được công bố cho thấy Fed sẽ giữ nguyên mức lãi suất cho đến hết năm và loại bỏ ý định cắt giảm lãi suất xuống âm. Fed đã bắt đầu mở rộng bảng cân đối kế toán của mình để tạo thanh khoản và giúp bình ổn lãi suất cho dịp cuối năm.
+ Dấu hiệu đáng mừng trong sản xuất là dữ liệu PMI Composite tháng 11 được dự báo sẽ có hồi phục đặc biệt tại Châu Âu. Tổ chức IHS Markit cho rằng PMI có thể đã chạm đáy và đi lên tuy các đơn đặt hàng mới vẫn chưa có tiến triển, kỳ vọng PMI Composite tại Đức có thể lên trên ngưỡng suy giảm 50.

- Giá vàng vẫn diễn biến đi ngang do triển vọng chưa có gì rõ ràng của thỏa thuận Giai đoạn 1 Mỹ - Trung.
- Giá dầu đã có mức tăng khá so với tháng trước nhưng đang chịu nhiêu biến động mạnh chủ yếu do diễn biến của kỳ vọng thỏa thuận thương mại.

NHNN Việt Nam đã đồng bộ áp dụng các trần lãi suất huy động, cho vay và các tỷ lệ, hệ số an toàn mới một cách đồng bộ nhằm kiểm soát chặt và nâng cao sức khỏe ngân hàng đồng thời tạo môi trường hài hòa để giảm áp lực lớn lên huy động trong thời gian tới: 
+ Quyết định giảm 0.2% lãi suất tối đa áp dụng với TGKH dưới 1 tháng (từ 1% còn 0.8%/năm), giảm 0.5% lãi suất tối đa áp dụng với TGKH dưới 6 tháng từ 5.5% xuống 5%/năm, yêu cầu giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối đa bằng VND cho một số lĩnh vực ưu tiên từ 6.5% còn 6%/năm. Mục đích chính của đợt giảm lãi suất này là giảm chi phí vốn huy động bình quân cho toàn ngành.
+ Ngày 15/11, NHNN chính thức ban hành TT22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn và tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NH và chi nhánh NH nước ngoài. Cụ thể, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hiện đang áp dụng ở mức 40% sẽ có lộ trình giảm từ 1/10/2020 xuống 37%, từ 1/10/2021 giảm 34% và từ 1/10/2022 còn 30%. Ngoài ra, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) quy định mức trần 85% thay vì phân chia theo  nhóm NHTM nhà nước 90% và NHTM CP và nước ngoài 80%. Điều này được dự báo sẽ giúp cho NHTMCP tư nhân có thêm dư địa giảm áp lực chi phí vốn. Đây là các quy định đã được thảo luận trước và các NH đã có sự chuẩn bị trước trong cơ cấu huy động và tín dụng của mình.
+ Giá thịt heo ngày càng gia tăng, để giảm bớt áp lực cuối và đầu năm mới, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch nhập thịt heo từ một số nước khác để làm giảm bớt áp lực lên CPI.
+ Chính phủ đang tập trung chỉ ra các yếu kém của ngành vận tải và vì sao chi phí vận chuyển của Viêt Nam vẫn cao so với khu vực làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam. Định hướng trong thời gian tới sẽ ứng dụng các công nghệ thông tin để hiện đại hóa ngành vận tải.

Triển vọng ngành & Upside - 1 năm Danh mục cơ bản

Upside CP
Triển vọng Ngành
<0% 0%-10% 10%-20% >20%
Tích cực: Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, BĐS EIB  DGW HDB VPB CTG KDH KBC FPT MWG MBB TCB PNJ ACB VPB DXG NLG VRE
Khả quan: hàng không, BĐS KCN, VLXD, dầu khí, săm lốp, điện, thực phẩm, bia, cảng VJC VNM KDC GAS VHC VGC REE QNS PLX SAB D2D PHR GMD ACV VSC HVN MSN BMP PVT PVD PVS POW
Trung lập: CK, thép, XD, thực phẩm, dược, cao su, bảo hiểm, dệt may, thủy sản CTD BVH DPR HSG CTD STK HCM SSI VHC HPG TCM
Bán: Phân bón   DPM    

Giá hàng hóa cơ bản

  Giá hiện tại Vs 1 tháng trước Forward 1 tháng
WTI 58.68 8.3% n.a
BRENT 63.75 6.8% n.a
Khí 2.67 17.6% n.a
Vàng 1,461.93 -1.7% n.a
Thép-HRC 495.00 -30.5% -8.5%
Quặng sắt 83.55 -7.9% n.a
Phân Ure 237.00 -0.3% n.a
BDI 1,255 -30.5% n.a
Sữa gầy 115.30 2.1% 4.0%
USD/VND 23,197 0.0% n.a
EUR/USD 1.11 -0.4% n.a

Danh mục cơ bản

STT TP Upside* % tuần % tháng
1 FPT 78 39.5% -4.4% -0.9%
2 KBC 18 18.7% 2.3% -2.9%
3 PHR 71 22.2% 2.8% -3.3%
4 BMP 63 20.9% -1.3% -1.0%
5 TCB 35 51.8% -7.4% -3.6%
           
           
           
           
           
* kỳ vọng 1 năm        

Cập nhật lợi nhuận DN

2019E
DT yoy LNST yoy P/E* P/B*
KBC 3,447 38.4% 859 15.1%       8.3         0.8
NVL 15,880 3.9% 3,023 -5.8%     18.9         2.4
VHC 8,174 -11.8% 1,269 -12.0%       5.8          1.5
VRE 9,042 -0.9% 2,775 15.0%    29.2         2.8
HDB 10,808 14.5% 3,532 10.3%       9.2          1.6
VPB 34,821 12.0% 7,656 4.1%        7.1          1.5
AAA 9,885 23.4% 474 162.7%       6.3         0.9
VIC 138,670 13.8% 5,024 33.0%    76.7         4.7
CTD 22,215 -22.2% 733 -51.5%       8.3         0.7
Nguồn: Báo cáo phân tích HSC         *forward

 

Bạn đang xem nội dung báo cáo phân tích miễn phí của HSC Online. Để xem nội dung các báo cáo chuyên sâu hơn dành cho khách hàng có tài khoản chứng khoán tại HSC, vui lòng đăng ký tại Mở tài khoản chứng khoán hoặc xem Quyền lợi khách hàng khi mở tài khoản chứng khoán tại HSC Online.

Miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này chỉ được cung cấp nhằm để tham khảo, được đưa ra dựa trên một số giả định và điều kiện thị trường tại ngày của báo cáo và có thể thay đổi mà không được thông báo. Mặc dù tất cả thông tin trình bày trong báo cáo này được thu thập hoặc phát triển từ nguồn thông tin mà HSC cho là đáng tin cậy, (các) tác giả của báo cáo này và HSC không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về sự chính xác, tính trung thực hay sự đầy đủ của các thông tin đó. HSC không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.