Review ETF quý 1/2019: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chia sẻ trên:    3877

A. Tổng quan hoạt động các quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam

I. VanEck Vietnam 

• AUM: $393.8 triệu USD (22/2/2019)

• Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam: 73.00%

• Mô phỏng: HOSE + HNX

• Lịch review: T6 của tuần thứ 3 các tháng 3,6,9, 12.

• Tỷ suất lợi nhuận - YTD : -8.59% (22/2/2019)

 

Tổng quan hoạt động của quỹ VNM
 

II. FTSE Vietnam

• AUM: 308.59 triệu USD (22/2/2019)

• Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam: 100%

• Mô phỏng: HOSE

• Lịch review: T6 của tuần thứ 3 các tháng 3,6,9, 12.

• Tỷ suất lợi nhuận - YTD : +2.61 % (22/2/2019)

 

Tổng quan hoạt động của quỹ FTSE Vietnam

B. Điều lệ cho từng quỹ đầu tư

I. FTSE Viet Nam (*)

 

Tiêu chí

Loại Ra

Thêm vào

Vốn Hóa

Nằm ngoài top 92% cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE

Nằm trong Top 88% vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE.

Thanh khoản

Khối lượng giao dịch < 20% trung bình danh mục FTSE Index

Khối lượng giao dịch > 40% trung bình danh mục FTSE Index.

Free Float

Free float : 5% - 15%. Nếu:

· Vốn hóa thị trường < 25.000 tỷ đồng

· Không nằm trong top 10 xét về giá trị vốn hóa

· Room ngoại có thể sỡ hữu < 2%

Free float : 5% - 15%. Nếu:

•Vốn hóa thị trường > 45.000 tỷ đồng

•Hoặc nằm trong top 5 xét về giá trị vốn hóa.

•Room ngoại có thể sở hữu > 10%

 

II. Vanneck Viet Nam (*)

 

Tiêu chí

Loại Ra

Thêm vào

Vốn Hóa

Vốn hóa free float dưới 75 triêu USD

Vốn hóa free float trên 150 triệu USD. Nằm trong top 85% có vốn hóa lớn nhất

Thanh khoản

Giá trị giao dịch trung bình 3 tháng nhỏ hơn 0.2 triệu USD ít nhất 2 quý trong 3 quý trước đây

Gía trị giao dịch trung bình 3 tháng nhỏ hơn 0.6 triệu USD tại kỳ xem xét hoặc 1 trong 2 quý trước

Khối lượng giao dịch nhỏ hơn 200,000 cổ phiếu mỗi tháng trong 6 tháng trước đó và 2 kỳ review trước

Giá trị giao dịch trung bình 3 tháng tối thiểu 1 triệu USD tại kỳ xem xét và 2 kỳ trước đó.

Khối lượng giao dịch 250,000 cổ phiếu mỗi tháng trong 6 tháng trước đó và 2 kỳ review trước

Free Float

Free float < 5%

Free float > 10%

 

C. Các yếu tố tác động lên thị trường trong đợt review ETF

I. Tác động quốc tế

1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đi đến hồi kết

Câu chuyện chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ - Trung Quốc kéo dài từ 2018 đến nay chuẩn bị đến hồi kết. Đây là câu chuyện tích cực nhất đối với kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Nhìn lại diễn biến, với sự liên tiếp gia tăng hàng rào thuế quan lên lượng hàng xuất khẩu từ hai phía, thị trường đã có nhiều phiên hoảng loạn tột bâc. Cụ thể, chỉ số tâm lý đầu tư Fear and Gear đã có lúc giảm chạm đáy 2 điểm, trong khi chỉ số VIX tăng lên mức đỉnh 35 điểm. Theo đó, dòng tiền liên tiếp rút khỏi thị trường chứng khoán khiến chỉ số toàn cầu giảm sâu về thị trường “Con gấu”.

Trong diễn biến gần nhất, Mỹ - Trung Quốc đã bắt đầu có cuộc đối thoại thẳng thắn, trong không khí rất cởi mở cho thấy cuộc chiến này đã chạm đến giới hạn của nó. Cụ thể, Tổng thống Trump sẵn sàng nới rộng thời gian đình chiến, trong khi Thủ tướng Tập tham gia trực tiếp vào cuộc đàm phán lần này nhằm đạt được kết quả nhất định.

Kỳ vọng cuộc chiến kết thúc khiến tâm lý đầu tư tích cực trở lại. Tốt hơn nữa, nó đã xóa bỏ tất cả những điều tiêu cực trước đó khi thị trường quay lại đà tăng dài hạn chỉ trong một thời gian ngắn.

 

2. FED không có lý do tăng lãi suất trước dữ liệu kinh tế lành mạnh

Cơ quan điều tiết chính sách tiền tệ FED đã không còn lý do để tăng lãi suất thêm nữa vào thời điểm này. Cụ thể, lạm phát đã về mức mục tiêu của FED tại mức 2%. Bên cạnh đó, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2000 cho thấy nền kinh tế đang ở mức lành mạnh khi thất nghiệp chỉ đạt 4%.

Do vậy, quan điểm điều tiết thị trường của cơ quan này quay trở lại phong cách ưu thích của chủ tịch Powell: linh hoạt theo dữ liệu kinh tế. Theo đó, thị trường đã bớt được nỗi lo về lãi suất phải tăng nhanh chóng như thời gian trước đây.

 

 FED không có lý do tăng lãi suất trước dữ liệu kinh tế lành mạnh

 

3. Rủi ro về giá dầu tăng cao trở lại

Lạm phát chưa thể tăng cao trong thời điểm này khi giá dầu thấp. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây, dầu đã tăng trở lại và xu hướng tiếp tục được duy trì trong quý II/2019.

Giá dầu liên tiếp tăng cao trong thời gian gần đây khi Opec và các quốc gia đồng minh cắt giảm nguồn cung. Hiện Ả Rập đã cắt giảm lượng cung xuống còn 10.2 triệu thùng/ngày, và công bố tiếp tục giảm thêm 400k thùng/ngày trong tháng 3.

Trong khi đó, phía Nga cũng đã có động thái cắt giảm nguồn cung để ủng hộ OPEC. Việc Mỹ cấm vận Venezuela cũng khiến cho tổng cung dầu lao dốc. Hiện mức cung toàn cầu chỉ còn đạt khoảng 23.5 triệu thùng/ngày.

Với động thái ép giá dầu tăng, áp lực lạm phát do chi phí đẩy sẽ có nguy cơ tăng trở lại và là lý do để FED quay lại câu chuyện tăng lãi suất.

 

 Rủi ro về giá dầu tăng cao

 

II. Tác động nội tại

1. Dòng tiền đổ vào thị trường cận biên và mới nổi

Từ đầu năm 2019, dấu hiệu dòng tiền đang đổ vào thị trường mới nổi và cận biên rất rõ ràng khiến tâm lý giao dịch trong nước trở nên hưng phấn hơn.

Trong khi quỹ EFT Mỹ bị rút ròng liên tục gần 21 tỷ USD, thì ETF tại thị trường mới nổi và cận biên liên tục tăng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều này cho thấy dòng tiền đang tập trung vào các thị trường này. Với đặc tính thị trường còn nhiều dư địa tăng trưởng và định giá hợp lý, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn từ dòng tiền này.

Nhìn lại con số cụ thể, VNM ETF -  quỹ chuyên đầu tư vào nhóm thị trường Frontier, đã hút được dòng tiền trị giá đến gần 600 tỷ VND chỉ trong vòng 2 tháng. Bên cạnh đó, kênh VFVN30 bổ sung đến hơn 250 tỷ VND. Và tất cả chứng minh động lực tăng trưởng trên thị trường Việt Nam đang còn nhiều dư địa.

 

Dòng tiền đổ vào thị trường cận biên và mới nổi

 

2. Kỳ vọng nâng hạng thị trường

Câu chuyện nâng hạng thị trường tiếp tục nóng lên trong giai đoạn gần đây khi nhà đầu tư kỳ vọng các thông tin tích cực các tổ chức xếp hạng thị trường.

Nếu kịch bản thị trường nâng hạng xuất hiện, nhóm các cổ phiếu được hưởng lợi trực tiếp khi dòng vốn từ ETF phân bổ sẽ có lợi thế tăng điểm mạnh trong trung hạn. Và thực tế, một số đại diện của nhóm cổ phiếu này đã tăng điểm rất tích cực kể từ đầu năm đến nay: VNM, VIC, VHM, MSN... Liệu đây có phải hiệu ứng từ kỳ vọng nâng hạng thị trường?

Theo diễn biến từ thông tin thị trường hiện tại:

• Thị trường Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi của FTSE giúp hy vọng được đưa vào danh sách theo dõi của MSCI trong 2019.

• Thời gian từ lúc được đưa vào danh sách theo dõi đến lúc chính thức nâng hạng là ít nhất  2 năm. Do vậy, chỉ cần được đưa vào danh sách theo dõi, thị trường Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới.

Theo diễn biến từ các thị trường tương tự, cơ hội được đưa vào danh sách theo dõi là động lực tăng trưởng rất mạnh.

 

Kỳ vọng nâng hạng thị trường

Shanghai Stock Exchange A Share Index

 

D. Tỷ trọng dự kiến của các quỹ

I. Tỷ trọng dự kiến - FTSE 

1. Lịch review quỹ FTSE

 

 

FTSE

Xem xét định kỳ

Tháng  3,6, 9, 12

Áp dung Review

T6 của tuần thứ 3 của tháng 3,6,9, 12

 

 

2. Dự báo biến động

Dựa trên số liệu ngày 21/2, HSC Retail Research đưa ra dự báo biến động của như sau:

Sẽ không có những biến động trong danh mục của FTSE trong đợt này, danh mục chỉ điều chỉnh số lượng cổ phiếu nắm giữ cho từng cổ phiếu theo các tiêu chí tỷ trọng riêng của quỹ FTSE.

• POW: Đủ các tiêu chuẩn về vốn hóa, thanh khoản, để đưa vào danh mục. Tuy nhiên, do không đủ thời gian niêm yết trên sàn HOSE là 3 tháng, nên sẽ không được đưa vào danh mục đợt reivew này.

 

Mã CK

Tỷ trong cũ

Tỷ Trọng dự kiến

Thay Đổi (%)

Thay Đổi (KL)

KLGD Bình Quân  20 Ngày

VIC

16.57%

15%

-1.57%

-929,212

667,753

VHM

15.36%

15%

-0.36%

-265,601

557,031

VNM

15.62%

15%

-0.62%

-286,797

916,220

VCB

4.35%

5.8%

1.45%

1,621,472

1,160,121

MSN

10.31%

12.0%

1.69%

1,322,427

882,055

VRE

9.14%

8.8%

-0.36%

-720,330

1,672,250

HPG

8.20%

8.4%

0.18%

362,922

5,300,920

PLX

2.55%

1.8%

-0.78%

-925,233

952,334

NVL

4.54%

5.0%

0.50%

591,648

500,336

STB

1.78%

1.4%

-0.34%

-1,779,430

4,951,095

ROS

1.12%

1.3%

0.19%

375,841

2,789,747

SSI

2.48%

2.2%

-0.28%

-675,124

1,900,593

HNG

1.23%

1.1%

-0.13%

-588,738

818,890

SBT

1.43%

1.7%

0.28%

969,566

1,637,001

GEX

1.17%

1.2%

0.08%

244,041

1,305,954

TCH

0.89%

1.0%

0.14%

399,798

1,032,422

PDR

0.89%

0.8%

-0.14%

-359,723

679,420

KBC

0.77%

0.9%

0.13%

616,900

3,009,529

PVD

0.76%

0.9%

0.10%

398,016

2,050,852

CII

0.85%

0.7%

-0.17%

-524,584

909,001

 

II. Tỷ trọng dự kiến - Vanneck

1. Lịch review quỹ Vanneck

 

 

Vanneck

Xem xét định kỳ

Tháng  tháng 3,6, 9, 12

Áp dung Review

T6 của tuần thứ 3 của tháng 3,6,9, 12

 

2. Dự báo biến động

Dựa trên số liệu ngày 21/2, HSC Retail Research đưa ra dự báo biến động của như sau:

Sẽ không có những biến động trong danh mục của Vanneck trong đợt này, danh mục chỉ điều chỉnh số lượng cổ phiếu nắm giữ cho từng cổ phiếu theo các tiêu chí tỷ trọng riêng của quỹ Vanneck.

 

Mã CK

Tỷ trong cũ

Tỷ Trọng dự kiến

Tổng giá trị thay đổi

Thay Đổi (KL)

KLGD Bình Quân 20 Ngày

VIC

8.68%

8.0%

-61.56

-526,145

667,753

VHM

7.90%

7.0%

-81.48

-875,136

557,031

VNM

8.29%

8.0%

-26.25

-176,314

916,220

VCB

5.82%

6.5%

61.56

992,887

1,160,121

MSN

4.34%

5.0%

59.75

675,887

882,055

VRE

5.33%

6.0%

60.65

1,732,963

1,672,250

HPG

4.03%

3.9%

-8.97

-264,665

5,300,920

BVH

4.39%

4.5%

9.96

103,192

73,527

NVL

5.23%

5.5%

24.44

418,537

500,336

STB

1.50%

1.48%

-1.76

-134,955

4,951,095

ROS

3.10%

2.91%

-16.77

-479,694

2,789,747

SSI

3.39%

3.54%

13.40

474,408

1,900,593

VCG

0.00%

0.00%

0.00

0

0

SBT

2.49%

3.79%

117.42

5,856,311

1,637,001

GEX

2.06%

2.03%

-3.06

-129,506

1,305,954

DPM

1.39%

1.30%

-8.33

-398,712

737,637

NT2

1.31%

1.28%

-2.75

-97,418

325,030

TCH

2.17%

2.24%

6.78

273,949

1,032,422

 

3. Nhận định chung

- Kịch bản tích cực:

• Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chấm dứt

• FED không tăng lãi suất

• Giá dầu ổn định sau giai đoạn tăng mạnh

• Dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào thị trường Việt Nam, được hậu thuẫn từ câu chuyện thăng hạng.

• VN 30 Index kỳ vọng tăng lên mức 1010 – 1020 sau khi điều chỉnh tích lũy từ mức hiện tại.

 

ảnh hưởng của kỳ review etf quý 1/2019

 

Kịch bản tiêu cực:

• Giá dầu tiếp tục tăng mạnh khiến chi phí vốn đẩy lạm phát tăng cao. Qua đó, FED tiếp tục tăng lãi suất.

• Giá vàng tăng mạnh thể hiện nhà đầu tư không hoàn toàn yên tâm với đà tăng chung từ thị trường hiện tại.

• Việt Nam tiếp tục nằm ngoài danh sách theo dõi từ các đơn vị xếp hạng thị trường.

• Thị trường quay trở lại đáy cũ 840 đã được thiết lập trong tháng 12.2018.

• Chiến lược giao dịch: Canh nhịp hồi để giảm tỉ trọng cổ phiếu.

 

tác động của kỳ review etf quý 1/2019