Điểm khác biệt giữa HĐTL chỉ số VN30 và chứng khoán cơ sở

Chia sẻ trên:    15678

Thị trường chứng khoán phái sinh là mảnh ghép cần thiết để thúc đẩy thanh khoản trên thị trường cơ sở nhờ đó hoàn thiện bức tranh tổng thể của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Viêt Nam là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Để giúp nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán phái sinh an toàn và đúng quy định, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra rõ những điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai VN30chứng khoán cơ sở (cổ phiếu).

 

điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai chỉ số Vn30 và chứng khoán cơ sở

 

Phân biệt hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và chứng khoán cở sở (cổ phiếu)

1. Cách thức mở tài khoản

Đầu tiên, về cách thức mở tài khoản, giao dịch chứng khoán cơ sở thì nhà đầu tư có thể mở tài khoản ở bất cứ công ty chứng khoán nào trong số 70 công ty được Ủy ban Chứng khoán cấp phép hoạt động. Còn đối với giao dịch hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư chỉ có thể mở tài khoản tại các công ty chứng khoán là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh và mở tài khoản ký quỹ tại các công ty chứng khoán là thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh. Đến thời điểm này có 9 công ty chứng khoán nhà đầu tư có thể mở tài khoản phái sinh đó là: HSC, MBS, VNDS, SSI, BSI, VCSC, VPBS, KIS và VCBS.

 

2. Giao dịch kỹ quỹ

Đối với giao dịch chứng khoán cơ sở, chỉ các cổ phiếu đủ tiêu chuẩn mới được thực hiện các giao dịch ký quỹ. Nhà đầu tư phải trả lãi vay với khoản vay ký quỹ cho chứng khoán cơ sở. Với giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 thì nhà đầu tư cần ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch mua bán hợp đồng. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh là việc nhà đầu tư đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo cho các giao dịch của mình được thực hiện. Nhà đầu tư nộp tiền ký quỹ ban đầu cho thành viên giao dịch với mức ký quỹ và tài sản ký quỹ theo quy định, yêu cầu của thành viên. Hiện tại, tỷ lệ ký quỹ theo quy định của trung tâm lưu ký chứng khoán là 13% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên để phòng ngừa rủi ro, các công ty chứng khoán thường yêu cầu mức ký quỹ cao hơn, từ 15 – 20 %.

 

3. Chuyển quyền sở hữu chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán được thực hiện ngay sau khi giao dịch được hoàn tất. Còn ở thị trường phái sinh, việc chuyển quyền sở hữu chưa được thực hiện ngay mà sẽ được thực hiện vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng.  

 

4. Bán khống

Hợp đồng tương lai cho phép bán khống, ngược lại chứng khoán cơ sở chưa cho phép bán khống. Hợp đồng phái sinh VN30 cung cấp cho những người giao dịch chứng khoán chức năng bán khống mà trước đây không thể thực hiện. Cụ thể, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mặc dù không sở hữu cổ phiếu cơ sở. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể chốt lãi, lỗ ngay trong ngày giao dịch T+0, miễn là có đủ tiền kỹ quỹ. Bán khống là công cụ tuyệt vời giúp nhà đầu tư kiếm lời cũng như hạn chế rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh.

>> Xem chi tiết: Bán khống chứng khoán phái sinh là gì?

 

Tóm lại, trên đây chỉ là một số điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng chỉ số VN30 và chứng khoán cơ sở. Mặc dù sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường chứng khoán cơ sở nhưng hai loại chứng khoán này đa số khác nhau từ cách thức mở tài khoản, ký quỹ đến việc chốt lãi/lỗ.