Phương thức hoạt động của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Chia sẻ trên:    18213

Với chỉ số cổ phiếu làm tài sản cơ sở, hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua/bán với một rổ cổ phiếu thay vì từng loại cổ phiếu và khó nắm giữ đúng tỷ lệ từng mã chứng khoán tương tự như rổ cổ phiếu của chỉ số, và nhờ đó cũng giảm thiểu các chi phí giao dịch phát sinh.

Mỗi hợp đồng tương lai VN30 sẽ có 4 “tháng” đáo hạn bao gồm tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối 2 quý gần nhất, tức là sản phẩm sẽ có 4 mã chứng khoán tương ứng. Ví dụ, tại thời điểm tháng 8/2017, sẽ có 4 mã giao dịch trên 4 hợp đồng gồm: Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30-Index một là đáo hạn tháng 8/2017 (tháng hiện tại), hai là đáo hạn tháng 9/2017 (tháng tiếp theo), ba là đáo hạn tháng 12/2017 và bốn là đáo hạn tháng 3/2018 (hai tháng cuối 2 quý gần nhất).

Khi một hợp đồng tương lai đáo hạn, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ niêm yết hợp đồng tương lai mới của cùng một loại tài sản cơ sở vào ngày giao dịch ngay sau ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng đáo hạn gần nhất.

Mỗi hợp đồng tương lai có một mã riêng tương tự như cổ phiếu, được quy ước theo quy tắc nhất định và chứa đựng thông tin về hợp đồng đó. Ví dụ, Hợp đồng có mã VN30F1706 bao gồm các thông tin: “VN30F” là Hợp đồng tương lai của chỉ số VN30. “17” là năm 2017 và “06” là tháng đáo hạn của Hợp đồng.

Nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng mẫu là hệ số nhân. Hệ số nhân để quy đổi giá trị điểm chỉ số thành tiền và sẽ quy định quy mô hợp đồng. Hệ số nhân đối với VN30-Index là 100.000 đồng, nghĩa là quy mô một hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index tại mức 700 điểm là 70.000.000 đồng (100.000 x 700).

 

Đặc điểm của hợp đồng tương lai chỉ số VN30

STT Đặc điểm HĐTL Chỉ số cổ phiếu VN30
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30
2 Mã hợp đồng VN30FYYMM
3 Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
4 Quy mô hợp đồng 100.000 đồng × điểm chỉ số VN30
5 Hệ số nhân hợp đồng 100.000 đồng
6 Tháng đáo hạn

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo

Ví dụ: Tháng hiện tại là tháng 7. Các tháng đáo hạn là tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 12

7 Thời gian giao dịch

Mở cửa: Trước thị trường cơ sở 15 phút

Đóng cửa: Cùng thị trường cơ sở

8 Phương thức giao dịch

Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận

9 Đơn vị giao dịch 01 hợp đồng
10 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết
11 Biên độ giao động giá 7%
12 Bước giá/Đơn vị yết giá 0,1 điểm chỉ số
13 Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/lệnh
14 Ngày niêm yết Ngày khai trương thị trường
15 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó
16 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc 
17 Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền
18 Phương pháp xác định giá thanh toán hàng ngày Theo quy định của TTLKCK
19 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai
20 Giới hạn vị thế

Cá nhân 5,000 Hợp đồng

Tổ chức 10,000 Hợp đồng

21 Mức ký quỹ Theo quy định của TTLKCK
 

 

>> Xem thêm: Định giá hợp đồng tương lai thế nào là hợp lý?