Kiến thức
Price Action dịch ra tiếng Việt có thể tạm gọi là “Hành động giá”. Đây là phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến chỉ dựa vào đồ thị giá mà không dựa vào các chỉ báo nào khác. Các nhà giao dịch sử dụng phương pháp Price Action cho rằng các chỉ báo kỹ thuật có độ trễ nhất định và không bám sát thị trường, do đó việc phân tích Price Action có thể khắc phục nhược điểm này.
Khi ứng dụng Price Action, các trader thường quan sát các hành động giá quan trọng ở nhiều khung đồ thị khác nhau để ra quyết định tùy thuộc vào việc giao dịch dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Price Action là một công cụ mang tính chủ quan của người phân tích rất cao vì không cho tín hiệu giao dịch từ các chỉ báo. Do đó thông thường sử dụng Price Action được cho là cả một nghệ thuật và cần kinh nghiệm giao dịch cũng như sự trau dồi qua thời gian của các trader.
Trong Phân tích kỹ thuật, các loại đồ thị thường được sử dụng bao gồm: Đồ thị nến (candle stick), đồ thị thanh (bar chart) và đồ thị đường (line chart). Thông thường trong phân tích Price Action, đồ thị nến và đường thường được sử dụng, trong đó phổ biến hơn cả là đồ thị nến. Bởi lẽ đồ thị nến thể hiện các thông tin một cách trực quan và dễ dàng quan sát, dó đó các công cụ Price Action trên đồ thị nến cực kỳ phổ biến và đa dạng.
Như đã nói ở trên, nhà giao dịch Price Action chỉ sử dụng hành động giá làm công cụ ra quyết định, do đó biểu đồ của trường phái Price Action đơn giản chỉ là một đồ thị trơn với giá và không đi kèm với bất kỳ thứ gì. Quan sát đa khung thời gian cũng có thể là một ý tưởng để sắp xếp các đồ thị với khung thời gian khác nhau vào chung một đồ thị nhưng cơ bản, đồ thị là đồ thị đơn giản nhất với các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.
Tất nhiên để bắt đầu mỗi cuộc hành trình trong trading, kiến thức là thứ đầu tiên cần được trang bị. Với Price Action, như đã nói ở trên, đồ thị nến và đồ thị dạng thanh bar được sử dụng. Do đó hành trang để bắt đầu Price Action không gì hơn ngoài những mô hình nến cơ bản và các mô hình giá cơ bản trên đồ thị thanh bar.
Đối với các mô hình nến Nhật Bản, đây là một kho kiến thức rộng. Nến Nhật Bản đã được sử dụng rất lâu từ những trader đầu tiên ở các chợ gạo Nhật Bản thời phong kiến và đến nay luôn được coi là một mảng lớn, cần thiết và vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Hiện nay, với sự phổ biến của Internet, không khó để có thể tiếp cận các nguồn tài liệu về nến Nhật Bản. Một trong những tài liệu chính thống nhất có thể kể đến đó là các cuốn sách về nến Nhật của Steve Nielsen, một tài liệu đủ đơn giản cho người bắt đầu. Bắt đầu từ những mô hình nến đơn, rồi đến cụm 2 nến, 3 nến và rồi đến các mô hình phực tạp hơn là một cách đơn giản để dễ nhớ hơn và dễ nắm bắt tinh túy đằng sau những mô hình đó.
Khác nhau về tên gọi nhưng không khác nhiều về bản chất và diễn biến tâm lý theo sau đó là các mô hình hành động giá trên đồ thị thanh bar, một kỹ thuật của phương Tây. Các mô hình này được đặt tên và diễn đạt với các từ ngữ mang tính hiện đại hơn, và có lẽ thân thuộc hơn trong câu từ, tuy nhiên ít phổ biến bằng nến Nhật do bản thân biểu đồ nến Nhật thân thiện và trực quan hơn.
Phân tích Price Action được biết đến là cả một nghệ thuật và cần kinh nghiệm giao dịch cũng như sự trau dồi qua thời gian của các trader. Do đó kiến thức về Price Action không quá nhiều và không khó để hiểu, tuy nhiên sử dụng hiệu quả là cả một quá trình và cần thời gian rèn dũa không ngừng của mỗi trader.
Ứng dụng mẫu hình nến đảo chiều thông dụng (Candlestick Reversal Patterns) trong giao dịch
Bùi Văn Huy – Bộ phận chiến lược thị trường
Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HSC
Các bài viết nổi bật nhất