Mức độ giảm của mỗi nhịp đảo chiều

Chia sẻ trên:    4052

Sau khi giá xuất hiện nhịp đảo chiều từ xu hướng tăng trước đó thì câu hỏi được đặt nhiều nhà đầu tư đặt ra là nhịp đảo chiều giảm này khi nào sẽ kết thúc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ sử dụng một số công cụ phân tích kỹ thuật thông dụng để nhận biết dấu hiệu nhịp đảo chiều khi nào sẽ kết thúc.

 

1. Đường trung bình động (Moving Average) – chỉ báo cho phép nhận dạng xu hướng

Thông thường chúng ta sẽ kết nhiều đường trung bình khác nhau để xác định xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. MA(20) được sử dụng như đường trung bình đo xu hướng ngắn hạn, MA(50) và MA(100) để đo xu hướng trung hạn, còn MA200 để đo xu hướng ngắn hạn.

Bên cạnh đó, các đường trung bình còn đóng vai trò là đường hỗ trợ rất quan trọng cho chỉ số trong những nhịp đảo chiều giảm. Chúng ta sẽ quan sát diễn biến của giá phản ứng với các đường trung bình này như thế nào để xem xét giá còn giữ được xu hướng không.

 

Đường trung bình động MA

 

Ở đồ thị trên chúng ta thấy chỉ số xuất hiện nhịp đảo chiều giảm và phá vỡ đường MA(20) rất dứt khoát báo hiệu xu hướng ngắn hạn đã bị bẽ gãy. Sau đó, giá tiếp chạm đường MA(50) nhưng lúc này giá có phản ứng khá tích cực với đường trung bình trong trung hạn với nhịp đảo chiều mạnh và đóng cửa ngay bên trên đường MA(50). Lúc này, MA(50) đóng vai trò là ngưỡng kháng cự rất quan trọng của chỉ số.

⇒ Có thể suy ra được xu hướng ngắn hạn của giá đã bị phá vỡ nhưng chỉ số vẫn giữ được xu hướng tăng trong trung hạn.

>> Xem thêm: Bẫy giá với đường trung bình động

 

2. Dãy Bollinger - chỉ báo đo lường độ biến động

Đây là chỉ để tìm khu vực quá mua/quá bán theo mức độ biến động. Trong một xu hướng tăng, độ biến động cao khi giá vượt qua ngoài dãy trên của Bollinger. Trong xu hướng giảm, độ biến động cao khi giá vượt ra ngoài dãy dưới của Bollinger. Ngoài ra, chúng ta còn sử dụng thêm đường trung bình MA đóng vai trò là Midle Band.

 

dãy bollinger - chỉ báo đo lường biến động

 

Khi giá xuất hiện nhịp đảo chiều giảm thì dãy dưới của Bollinger đóng vai trò là vùng giá hỗ trợ mạnh. Thông thường giá sẽ có những nhịp đảo chiều ngắn hạn sau khi rớt khỏi vùng Bollinger band dưới.

Như biểu đồ trên chúng ta có thể thấy giá giảm nhúng xuống Lower Bollinger Band sau đó giá quay đảo đầu chiều trở lại để kiếm chứng các mức kháng cự cao hơn. Dựa vào Bollinger chúng ta có thể nhận biết được phạm vi giá có thể xuất hiện nhịp đảo chiều cũng như là dư địa giảm của chỉ số còn lớn hay nhỏ.

 

3. Chỉ báo MACD – chỉ báo thể hiện sức mạnh xu hướng

Dựa vào MACD, có 2 cách để xác định đà giảm của chỉ số sẽ kết thúc đó là phân kỳ trên MACD Histogram và MACD cắt lên trên đường tín hiệu (Signal). Trong 2 cách này thì phần kỳ trên MACD là tín hiệu báo nhanh hơn so với việc chờ đợi MACD cắt lên trên đường Signal, nhưng xét về mức độ tin cậy thì rõ ràng khi dấu hiệu MACD cắt lên Signal sẽ cho chúng ta một xác nhận chắc chắn hơn.

 

Chỉ báo MACD - chỉ báo thể hiện sức mạnh xu hướng

 

Nếu có sự đồng thuận cả về MACD Histogram và MACD cắt lên đường tín hiệu thì lúc đó sẽ cho chúng ta một tín hiệu đà giảm của giá đã kết thúc (như hình trên).

>> Xem thêm: Sử dụng MACD trong giao dịch cổ phiếu

 

4. Sử dụng Fibonacci Retracements

Fibonacci Retracement được dùng để xác định các vùng đảo chiều mà thị trường sẽ chấm dứt quá trình điều chỉnh hay hồi phục kỹ thuật (Retracement hay Pullback). Phản ứng của giá tại từng mức phản ánh tầm quan trọng của ngưỡng Fibonacci đó. Thường ngưỡng 0%, 50% và 100% là các ngưỡng mà giá có xu hướng đảo ngược nhiều nhất.

Khi giá giảm ngay tại các ngưỡng này thì sẽ có những phản ứng nhất định và trong nhiều trường hợp giá cũng kết thúc nhịp giảm ngay tại các ngưỡng này. Fibonacci chỉ đóng vai trò là vùng hỗ trợ và nó cần được kết hợp với các công cụ khác để xác nhận là chỉ số có kết thúc nhịp giảm hay chưa.

 

Sử dụng Fibonacci Retracements

 

>> Xem thêm: Sử dụng Fibonacci để tìm điểm chốt lời chủ động