Kiến thức
Cũng giống việc quan sát các phiên biến động mạnh để có thể tìm kiếm các diễn biến đảo chiều, những diễn biến chậm, có biên độ hẹp và trong một khoảng thời gian dài lại có tác dụng hiệu quả để tìm kiếm các điểm vào với các cổ phiếu sắp bùng nổ và bứt phá mạnh.
Với phương pháp này, nhà đâu tư không cần nhiều các công cụ chỉ báo mà đơn giản chỉ cần dựa trên các quan sát trực quan đồ thị đối với các cổ phiếu thuộc danh mục tiềm năng. Đặc điểm của dạng cổ phiếu này là sự vận động của nó chủ yếu theo chiều đi ngang. Biên độ càng hẹp và trong giai đoạn càng dài thì thời điểm bứt phá càng sớm xảy ra cũng như xung lực của nó sẽ càng mạnh.
Thông thường, chiến lược giao dịch “breakout” – chọn điểm bứt phá khỏi biên độ tích lũy đi ngang để tìm điểm vào sẽ là chiến lược phù hợp nhất để áp dụng đối với dạng cổ phiếu này. Tuy nhiên, một chú ý đối với chiến lược giao dịch này đó là sự cần thiết của một nhịp kiểm tra lại vùng nền tảng giá tích lũy hẹp trước đó. Trong ví dụ trên, VCB cần có một nhịp điều chỉnh trở lại vùng nền giá cũ và tín hiệu tích cực của lực cầu khiến giá hồi phục ngay khi chạm vùng cận trên của vùng tích lũy đi ngang trước đó. Đây chính là điểm mua an toàn nhất và tối ưu nhất đối với một cổ phiếu xuất hiện sự bứt phá khỏi khu vực giá biến động hẹp để tích lũy cho một xu hướng mới.
>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:
Các dấu hiệu để nhận biết breakout hợp lệ
Thân nến dài và các cơ hội giao dịch
Có nên tiếp tục theo xu hướng khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ
Các bài viết nổi bật nhất
Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
29/06/2018 1166935
Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
14/05/2019 336789
Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0
25/05/2018 271551
Các bài viết mới nhất
Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023
23/12/2022 7763
ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)
23/12/2022 2062