Chỉ báo khối lượng có ứng dụng được trong giao dịch phái sinh?

Chia sẻ trên:    7876

Trong phân tích kỹ thuật, khối lượng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phân tích, nó đem đến nhiều thông tin giá trị giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định. Đối với phân tích kỹ thuật truyền thống, giá và khối lượng là 2 yếu tố thường đi cùng nhau, trong đó giá là thước đo phản ánh sự vận động của dòng tiền (khối lượng) trước đó hay nói cách khác dòng tiền đi trước giá.

Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố khối lượng, bên cạnh việc sử dụng khối lượng “thô” thì các nhà giao dịch cũng “chế biến” khối lượng thành các chỉ báo đo lường.

Có 2 dạng chỉ báo phổ biến là: Chỉ báo xác nhận xu hướngchỉ báo cảnh báo đảo chiều xu hướng.

1. Chỉ báo xác nhận xu hướng

Đối với dạng chỉ báo xác nhận xu hướng thì chỉ báo On Balance Volume (OBV): Đây là chỉ báo có sự kết hợp giữ giá và khối lượng, chỉ báo này cho tín hiệu về sức mạnh của xu hướng hiện tại. OBV cho rằng sự tăng trưởng hoặc suy yếu của giá trong phiên, nếu giá đóng cửa hôm nay cao hơn giá đóng cửa hôm trước thì dòng tiền dương, còn nếu giá đóng cửa hôm nay thấp hơn giá đóng cửa hôm trước thì sẽ là dòng tiền âm.

 

Chỉ báo xác nhận xu hướng

 

Ví dụ minh họa trên cho thấy chỉ báo OBV đã bẽ gãy xu huống giảm để mở ra xu hướng hồi phục, tín hiệu này cũng đồng thuận với diễn biến của giá, điều này củng cố thêm cho quan điểm về sự đảo chiều của chỉ số phái sinh VN30F1M.

 

2. Chỉ báo cảnh báo đảo chiều xu hướng

Đối với dạng chỉ báo cảnh báo tín hiệu đảo chiều thì chỉ báo Money Flow Index (MFI) được sử dụng phổ biến, nó được tính toán gần giống OBV nhưng thay vì sử dụng giá đóng cửa thì MFI sử dụng các thông số là giá trung bình của giá cao nhất, giá thấp nhất, và giá đóng cửa. Ngoài ra, sự vận động của MFI được tham chiếu với các vùng quá mua/quá bán để giúp chúng ta xác nhận được vùng rủi ro và cơ hội trong một xu hướng. Nếu MFI lớn hơn mức 80 thì giá đi vào vùng quá Mua (tiềm ẩn khả năng đảo chiều giảm trở lại). Nếu MFI nhỏ hơn mức 20 thì giá đi vào vùng quá Bán (tiềm ẩn khả năng đảo chiều tăng trở lại).

 

Chỉ báo cảnh báo đảo chiều xu hướng

 

Ví dụ minh họa trên cho thấy MFI đã cảnh báo sớm về khả năng hồi phục trở lại của giá khi chỉ báo này đi vào vùng quá Bán (dưới ngưỡng 20). Khi MFI chạm vào vùng quá Bán thì trên nguyên tắc nhà đầu tư nào đang nắm giữ vị thế Short thì có thể chốt lời sớm theo tín hiệu và có thể canh tìm kiếm điểm vào vị thế Long mới theo hình bắt đáy.

Nếu nhà đầu tư muốn giao dịch năng động với khả năng chấp nhận rủi ro cao thì áp dụng chỉ báo MFI để tìm kiếm cơ hội là điều hợp lý. Ngược lại, nếu thận trọng đợi xu hướng mới mở ra thì OBV là chỉ báo được áp dụng hữu hiệu hơn.

Ngoài ra, nếu muốn áp dụng đồng thời cả 2 chỉ báo này vào giao dịch thì OBV là chỉ báo để xác định điểm vào vị thế và MFI là chỉ báo để cho tín hiệu đóng chốt lời vị thế đó.

 

Chỉ báo Money Flow Index

 

Chiến lược giao dịch với tín hiệu phân kỳ trong phái sinh

Ứng dụng chiến lược giao dịch theo dao động Swing Trading

Chiến lược đầu tư trong chứng khoán phái sinh

Nguyễn Lê Nguyên Vĩ - Bộ phận chiến lược thị trường

Công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HSC