Ứng dụng phân tích kỹ thuật với giao dịch chứng quyền

Chia sẻ trên:    3001

Phân tích kỹ thuật luôn là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư trong đầu tư chứng khoán. Vì thế, làm thế nào để ứng dụng phân tích kỹ thuật với giao dịch chứng quyền? Đây sẽ là nội dung chính được đề cập trong bài viết này.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền

Giá của một chứng quyền luôn chịu tác động bởi các yếu tố sau:

các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền

Từ mô hình Black-Scholes chúng ta sẽ tìm thấy mối tương quan của các yếu tố tác động lên nhau. Dưới đây sẽ là bảng tổng hợp tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền có bảo đảm:

yếu tố tác động đến giá chứng quyền

Ở đây, nhà đầu tư có thể thấy rằng giá của chứng khoán cơ sở sẽ có tác động trực tiếp đến giá của chứng quyền mua theo tỷ lê thuận và chứng quyền bán theo tỷ lệ nghịch. Hay nói cách khác, nếu giá chứng khoán cơ sở tăng giá chứng quyền mua sẽ tăng theo và ngược lại.

Vì thế, từ góc độ phân tích kỹ thuật với giao dịch chứng quyền, giá của chứng khoán cơ sở sẽ được sử dụng làm các mốc tham chiếu quan trọng trong phân tích. Nghĩa là, nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích kỹ thuật của chứng khoán cơ sở để đưa ra các dự báo tiếp theo của diễn biến giá chứng quyền. Vì giá chứng khoán cơ sở và giá chứng quyền bảo đảm có mối tương quan với nhau.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng giá của chứng khoán cơ sở chỉ là một trong những yếu tố tác động lên giá của chứng quyền có bảo đảm. Do đó, khi tất cả các yếu tố khác không thay đổi, giá của chứng khoán cơ sở sẽ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật cho chứng quyền có bảo đảm.

 

2. Ứng dụng thực tiễn

Khi tất cả các yếu tố khác tác động lên giá chứng quyền không thay đổi, nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích kỹ thuật với các chỉ báo phổ biến (RSI, MACD, MFI, Volume…) cho phân tích biến động giá của chứng khoán cơ sở

a. Chứng quyền mua

Nếu vào ngày 12/7/201x 1 nhà đầu tư dự kiến giá của cổ phiếu SSI sẽ tăng trong tương lai, dựa trên các chỉ báo trong phân tí ch kỹ thuật. Họ có thể thực hiện quyền mua chứng quyền SSI.

 

ứng dụng thực tiễn chứng quyền mua

 

b. Phân tích chỉ báo

MACD: Cho tín hiệu phân kỳ dương, với đáy sau cao hơn đáy trước.

RSI: Bật lên mạnh từ vùng quá bán

Volume: Thanh khoản giảm dần cho thấy lực cầu không còn đủ mạnh để ép giá xuống thấp hơn.

 

c. Nhận định

Diễn biến giá có thể sẽ có thể đảo chiều sau chuỗi giảm điểm kéo dài. Khi áp lực bán đã giảm dần và các chỉ báo kỹ thuật dần cho tín hiệu cải thiện hơn. Điều này sẽ có tác động tích cực đến diễn biến giá chứng quyền SSI trong tương lai (khi các yếu tốt tác động khác không đổi). Do đó, nhà đầu tư có thể tiến hành giải ngân mua chứng quyền SSI vào giai đoạn này.

 

>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:

Định giá chứng quyền

Giá chứng quyền thay đổi như thế nào khi chia cổ tức

Cách xác định lời lỗ khi mua bán chứng quyền