Kiến thức
Khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư không tính toán đến những chi phí khi giao dịch như: Phí giao dịch chứng khoán, thuế hay chênh lệch mua bán. Phí giao dịch là một phần quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của chiến lược đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư có thói quen giao dịch nhiều. Bài viết này sẽ làm rõ về mức phí giao dịch được áp dụng ở các công ty chứng khoán hiện này.
Phí giao dịch hay còn gọi là phí môi giới chứng khoán là phí mà nhà đầu tư phải trả khi giao dịch mua bán chứng khoán thành công (lệnh được khớp). Phí này do công ty chứng khoán thu của khách trên cơ sở cung cấp dịch vụ giúp khách hàng có thể mua bán chứng khoán thành công qua công ty mình. Ở Việt Nam, loại phí này được thu trên cơ sở % Giá trị mua bán trong ngày của khách hàng.
Ví dụ: Một khách hàng đặt mua 2 lệnh trong ngày là Lệnh mua 1000 cổ phiếu PVS – Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với mức giá mua thành công là 28.700 đồng / cổ phiếu và 1000 cổ phiếu VNM – Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam – Vinamilk với mức giá mua thành công là 210.100 đồng / cổ phiếu. Vậy tổng giá trị mua của khách hàng này là (1000 × 28.700 đồng) + (1000 × 210.100) = 238.800.000 đồng. Giả sử mức phí mà khách hàng phải chịu ở Công ty Chứng khoán A là 0.30% thì phí giao dịch phải trả là: 238.800.000 × 0.30% = 716.400 đồng.
Theo Thông tư số 38/2011/TT-BTC ngày 16/3/2011 của Bộ Tài chính, phí giao dịch mua, bán chứng khoán đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ mà các công ty chứng khoán thu là từ 0.15% đến 0.5% Giá trị giao dịch. Tuy nhiên, mức phí hiện nay đang nằm trung vùng từ 0.15% - 0.35%. Mỗi công ty chứng khoán có một biểu phí giao dịch riêng, nhưng giữa các công ty không có chênh lệch nhiều. Thông thường thì các công ty chứng khoán lớn và uy tín có mức phí giao dịch cao hơn các công ty chứng khoán nhỏ. Đồng thời ngay trong một công ty chứng khoán cũng tồn tại nhiều mức phí khác nhau. Giá trị giao dịch càng lớn thì tỷ lệ phí giao dịch càng thấp.
Phí giao dịch chính là giá của dịch vụ đồng thời là yếu tố tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty chứng khoán về cách đặt mức phí. Dưới đây là bảng so sánh phí giao dịch của Top 3 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam (tính đến quý III/2018) để nhà đầu tư tham khảo:
STT | Công ty Chứng khoán | Mức Phí | Điều kiện |
1 | SSI – Công ty Chứng khoán Sài Gòn | 0.25% | Giao dịch Online |
0.40% | Giao dịch khác (Gọi điện tổng đài…) và < 50 triệu VND / ngày | ||
0.35% | Giao dịch khác (Gọi điện tổng đài…) và < 100 triệu VND / ngày & > 50 triệu VND / ngày | ||
0.30% | Giao dịch khác (Gọi điện tổng đài…) và < 500 triệu VND / ngày & > 100 triệu VND / ngày | ||
0.25% | Giao dịch khác (Gọi điện tổng đài…) và > 500 triệu VND / ngày | ||
2 | HSC – Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh | 0.1% - 0.15% | Kênh Online |
0.35% | < 100 triêu VND / ngày | ||
0.30% | < 300 triệu VND / ngày & >100 triệu VND / ngày | ||
0.25% | < 500 triệu VND / ngày & > 300 triệu VND / ngày | ||
0.20% | < 1 tỷ VND / ngày & > 500 triệu VND / ngày | ||
0.15% | > 1 tỷ VND / ngày | ||
3 | VCSC – Công ty Chứng khoán Bản Việt | Tùy theo giá trị giao dịch: Từ 0.15% đến 0,5%/ giá trị giao dịch. |
>> Xem chi tiết: Phí giao dịch đặc biệt dành cho khách hàng kênh Online của HSC
Tuy nhiên, phí giao dịch không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc lựa chọn công ty để mở tài khoản chứng khoán đối với nhà đầu tư. Mục đích cuối cùng của việc đầu tư chứng khoán vẫn là khả năng đem lại lợi nhuận, do đó nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố quan trọng khác như:
1. Chất lượng của dịch vụ tư vấn, hỗ trợ
Một công ty tốt sẽ luôn cố gắng nâng cao giá trị, chất lượng dịch vụ và tạo nên trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Do đó, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố như tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng. Yêu cầu đặt ra cho chuyên viên tư vấn là phải kịp thời hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư trong thời gian giao dịch, cung cấp thông tin chính xác, tư vấn hiệu quả.
2. Lựa chọn công ty chứng khoán lớn để giảm thiểu rủi ro
Trong số gần 100 doanh nghiệp chứng khoán, nhà đầu tư nên chọn những công ty chứng khoán lớn có uy tín trên thị trường để mở tài khoản. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư đảm bảo tỷ lệ an toàn cao và phòng tránh được những rắc rối trong trường hợp không may công ty chứng khoán bị phá sản. Đây là một trong những yếu tố đầu tiên nhà đầu tư cần cân nhắc khi lựa chọn công ty để mở tài khoản.
>> Xem chi tiết bài viết: Mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào tốt nhất?
Các bài viết nổi bật nhất